Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 22-Tháng 3/2006

Đấu thầu phải dựa trên cơ sở khách quan, minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh

Đăng ngày: 09/05/2006
Trên thực tế trong những năm vừa qua, hoạt động đấu thầu đã diễn ra và ít nhiều mang trong nó những tiêu cực theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh, không đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Để hạn chế tình trạng này, Luật Đấu thầu đã quy định về việc đảm bảo tính cạnh tranh khi quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Điều 12 Luật Đấu thầu nêu rõ các hành vi này, đó là : Đưa nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp, báo cáo sai, không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; cấu kết thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu,... Trên đây chỉ là vài nội dung (hành vi) bị cấm trong đấu thầu, nhưng đã phần nào nói lên được sự chặt chẽ trong hoạt động đấu thầu.
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006, nhằm thể chế hóa công tác đấu thầu mà từ trước đến nay chưa có luật nào quy định cụ thể về việc đấu thầu. Khi Luật đấu thầu chính thức có hiệu lực sẽ giúp các cơ quan, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.

Về phần quy định chung, các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây : sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước...Trên thực tế trong những năm vừa qua, hoạt động đấu thầu đã diễn ra và ít nhiều mang trong nó những tiêu cực theo kiểu cạnh tranh không lành mạnh, không đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Để hạn chế tình trạng này, Luật Đấu thầu đã quy định về việc đảm bảo tính cạnh tranh khi quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu. Điều 12 Luật Đấu thầu nêu rõ các hành vi này, đó là : Đưa nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp, báo cáo sai, không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; cấu kết thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu,... Trên đây chỉ là vài nội dung (hành vi) bị cấm trong đấu thầu, nhưng đã phần nào nói lên được sự chặt chẽ trong hoạt động đấu thầu.

Về quá trình thực hiện, Luật quy định rõ về việc lựa chọn nhà thầu thông qua các hình thức như: Đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chỉ định thầu hay tự thực hiện. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, phương thức đấu thầu, nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu...giai đoạn tiếp theo là tổ chức đấu thầu, phê duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu. Cuối cùng là việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Tùy thuộc vào tính chất và nội dung cụ thể của gói thầu, các bên trong quan hệ đấu thầu có thể lựa chọn một trong các hình thức sau : Trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Nhìn chung, quy định về hợp đồng trong hoạt động đấu thầu của Luật Đấu thầu không khác nhau nhiều so với việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự. Điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng đấu thầu với các loại hợp đồng khác là việc quy định về điều chỉnh hợp đồng. Điều 57 Luật Đấu thầu quy định việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, theo thời gian. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký kết và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.  Trong trường hợp phát sinh những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu, thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng, nếu thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Các thông tin sau về đấu thầu phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi, danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu…Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng...

Nhìn chung, Luật Đấu thầu đảm bảo được tính khách quan, minh bạch, công bằng và cạnh tranh lành mạnh. Trên cơ sở đó, đảm bảo đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia đấu thầu, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước. Sự ra đời của Luật Đấu thầu là một yêu cầu cấp bách và tất yếu trong điều kiện việc quản lý Nhà nước với hoạt động này những năm vừa qua chưa được hiệu quả, thậm chí còn có biểu hiện buông lỏng quản lý mà biểu hiện cụ thể của tình trạng này là hàng loạt các gói thầu bị phanh phui vì dính líu đến tiêu cực. Vấn đề quan trọng là thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật Đấu thầu, biến các ý tưởng lập pháp thành hiện thực trong đời sống pháp luật hôm nay.

L.g Lê Quang Kiệm

LHH KH -KT Đồng Nai