Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 15 tháng 08-2005

Đồng Nai nỗ lực trong việc chăm sóc các đối tượng chính sách trên địa bàn dân tộc miền núi

Đăng ngày: 11/01/2006
Đồng Nai có trên 30 thành phần dân tộc thiểu số với 172.786 người chiếm 8% dân số của tỉnh. Điểm khác biệt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai là sống rải rác, xen kẽ với đồng bào dân tộc Kinh ở khắp các địa bàn, ít tập trung thành bản, làng riêng biệt. Phần lớn địa bàn cư trú vẫn là vùng sâu, xa, vùng có điều kiện đi lại khó khăn, phức tạp. Các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai có lịch sử đấu tranh hào hùng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ suốt trong các cuộc kháng chiến của dân tộc đã góp phần làm cho Đồng Nai anh hùng trong kháng chiến và năng động trong thời kỳ đổi mới.

     Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, Đồng Nai có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc các đối tượng chính sách nói chung và đối tượng người có công trên địa bàn dân tộc miền núi nói riêng. Tính đến hết quý II năm 2005, Đồng Nai có trên 37.000 đối tượng chính sách gồm thương binh liệt sỹ và người có công; trong đó có 388 đối tượng chính sách là người của các dân tộc thiểu số.  Các đối tượng trên đều được các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong tỉnh thường xuyên quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc theo phương châm “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển” tạo điều kiện cho các gia đình chính sách vùng dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Hiệu quả lớn nhất là việc 100% số hộ đã có nhà ở ổn định, trong đó cóù 304 đối tượng được xây dựng nhà tình nghĩa, số còn lại được hỗ trợ xây dựng nhà tình thương . Từ năm 2000 đến nay đã có 170 nhà ở được hỗ trợ kinh phí sửa chữa. Hàng năm, ngành LĐTB&XH đã phối hợp với Ban Tôn giáo dân tộc tỉnh và các huyện tổ chức đi thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách vùng dân tộc nhân các dịp lễ, tết và kỷ niệm ngày 27-7 với kinh phí hàng trăm triệu đồng; vận động các cơ quan, đơn vị và tổ chức ủng hộ, lập sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng cho các gia đình chính sách. Thống kê từ các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh cho thấy 100% gia đình chính sách vùng dân tộc miền núi được tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 200- 500.000 đồng/sổ, trong đó có 75 sổ trị giá 1 triệu đồng/ sổ. Trong 5 năm qua, ngành đã tổ chức cho 2.132các đối tượng chính sách đi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, Nha Trang, Long Hải, thăm quan thủ đô Hà Nội và nghỉ dưỡng tại chỗ trong đó có các gia đình chính sách là người dân tộc với kinh phí 1,3 tỷ đồng/ năm. Thông qua các phong trào, các cuộc vận động sâu rộng trong thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đã giáo dục, động viên được nhiều đối tượng có công và gia đình thương binh liệt sỹ phấn đấu trở thành những công dân kiểu mẫu và gia đình cách mạng gương mẫu, trong đó có nhiều tấm gương gia đình chính sách vùng dân tộc tiêu biểu như gia đình mẹ Việt Nam Anh hùng Đào Thị Nhẫn, gia đình liệt sỹ Lý Văn On (dân tộc Châu Ro)... Từ năm 2000- 2004, toàn tỉnh đã huy động vốn xây dựng được 128 căn nhà tình nghĩa, trong đó có 28 căn nhà cho các đối tượng chính sách vùng dân tộc làm cho tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng có công đủ tiêu chuẩn; sửa chữa 1.312 căn (170 căn thuộc đối tượng vùng dân tộc); xây dựng 5.747 căn nhà tình thương (84 căn cho đối tượng dân tộc); mở 165 sổ tiết kiệm tình nghĩa cấp cho đối tượng khó khăn về đời sống trị giá 1 triệu đồng /sổ (75 sổ cho đối tượng vùng dân tộc); mua bảo hiểm y tế cho 8.679 đối tượng chính sách của tỉnh (388 đối tượng thuộc vùng dân tộc), phụng dưỡng suốt đời các mẹ Việt Nam anh hùng, vận động đỡ đầu trên 224 lượt gia đình chính sách là người dân tộc với mức 200-300 ngàn đồng/ tháng. Kết hợp với các nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, vốn 120 và chương trình 134/CP của Chính phủ, Đồng Nai đã giải quyết cho hàng ngàn hộ chính sách vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và giải quyết việc làm cho con em dân tộc, gia đình chính sách, trên 700 thanh niên thuộc vùng dân tộc được dạy nghề dành riêng cho con em vùng dân tộc và gia đình chính sách được ngân sách tỉnh bao cấp trọn gói từ ăn, mặc, ở... Triển khai và thực hiện tốt Nghị định 91/CP, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia xây dựng được trên 17 tỷ đồng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng được 164/171 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ, người có công. Công tác quy tập mộ liệt sỹ được ngành phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các huyện quy tập thêm được 155 bộ hài cốt liệt sỹ, đưa về các nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh, nâng tổng số hài cốt được quy tập trong 30 năm qua lên 16.030 bộ hài cốt liệt sỹ, trong đó bàn giao 5000 bộ cho các tỉnh bạn. Quy hoạch, xây dựng và nâng cấp 6 nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh với kinh phí hàng chục tỷ đồng; các nghĩa trang liệt sỹ, đài và bia tưởng niệm, ghi công thường xuyên được viếng thăm…

     Tuy nhiên, ngoài những kết quả, việc chăm sóc các đối tượng chính sách vùng dân tộc, miền núi ở Đồng Nai vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục: So yêu cầu và khả năng của một tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam bộ thì hiệu quả công tác vận động, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho người có công vùng này chưa cao; đặc biệt là nhận thức của đồng bào vùng dân tộc còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại vẫn còn; đời sống của gia đình chính sách vùng đồng bào dân tộc đã được cải thiện và bước đầu theo kịp các gia đình chính sách trong tỉnh song vẫn còn một bộ phận  gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ tái nghèo cao, số đối tượng có đời sống khá và giàu chưa nhiều.

     Để khắc phục tình trạng này, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người có công, nhất là người có công trong vùng dân tộc, miền núi, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội. Đặc biệt là việc kịp thời biểu dương, tuyên truyền về những tấm gương thương binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho các gia đình này học tập mà trước tiên là Hội nghị biểu dương thương binh và gia đình liệt sỹ cấp huyện lần I nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và ngày 27-7 năm nay là dịp để rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích. Mặt khác cần phối hợp đồng bộ, có hiệu quả hơn nữa giữa ngành LĐTB&XH với công tác dân tộc, tôn giáo, Chương trình 134/CP và nâng cao dân trí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là giảm nghèo bền vững trong vùng dân tộc nói chung, các gia đình chính sách nói riêng, cùng với việc củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện chính sách đối với người có công , nhất là trong vùng dân tộc, tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.

Lê  Mai Thanh

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai