Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủGS

Giám sát việc triển khai thực hiện Đề án “Sữa học đường” trên địa bàn huyện Xuân Lộc

Đăng ngày: 23/05/2018
  ​ Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn vừa qua đã có buổi làm việc với UBND huyện Xuân Lộc về việc triển khai thực hiện Đề án “Sữa học đường” trên địa bàn huyện    
 

Qua hơn 04 năm triển khai thực hiện, Đề án “Sữa học đường” (Đề án) đã đạt được hiệu quả tích cực, có ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển, nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn huyện; được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh học sinh.
IMG_8647.JPG
Đoàn đi khảo sát thực tế tại trường mầm non Xuân Tâm
UBND huyện đã tích cực trong công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa việc thực hiện Đề án đến phụ huỳnh học sinh và nhân dân trên địa bàn. Các trường học trên địa bàn huyện thực hiện đúng hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về quy trình bảo quản, sử dụng sữa. Đã chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm y tế phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra quy trình bảo quản, sử dụng sữa tại các trường học trên địa bàn huyện. UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục thành lập Ban Giám sát theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; đến nay, 100% các trường đều đã thành lập Ban Giám sát thực hiện Đề án. 100% các trường thực hiện đúng hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc nhập, xuất sữa, cấp phát sữa mỗi ngày; giáo viên tổ chức cho trẻ uống sữa đúng quy trình hướng dẫn, quan sát, theo dõi chặt chẽ.  Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 95 trường tham gia Đề án; trong đó có 24/24 trường mầm non và 35/35 trường tiểu học. Tổng số học sinh tham gia tính đến tháng 5 năm 2018 là 24.049 em, trong đó có 12.492 em bậc mầm non và 11.557 em bậc tiểu học.
IMG_8654.JPG
Giáo viên trường mầm non Xuân Tâm kiểm tra, hướng dẫn
trước khi cho trẻ uống sữa học đường
Tuy nhiên, sau khi thực hiện chuyển đổi từ sữa tiệt trùng sang sữa tươi tiệt trùng (tháng 3 năm 2018), một số trẻ có cơ địa không thích ứng đã xảy ra hiện tượng nôn ói, mặt khác do ảnh hưởng từ thông tin sự cố sữa tại huyện Tân Phú, một số phụ huynh học sinh đã có đơn xin tạm ngưng không cho trẻ tiếp tục uống sữa. Tính đến thời điểm giám sát, trên địa bàn huyện có 9 em bậc mầm non và 180 em bậc tiểu học có đơn của phụ huynh xin tạm ngừng tham gia Đề án.
Bên cạnh đó, trong tháng 4 và tháng 5/2018, do số sữa vận chuyển khá xa nên có một số hộp bị chua, hộp móp méo; các cơ sở giáo dục đã thực hiện niêm phong và thông báo cho đơn vị cung cấp sữa đến lập biên bản để đổi sữa cấp bù cho học sinh.
Điều kiện cơ sở vật chất của một số cơ sở giáo dục, đặc biệt là bậc tiểu học chưa đáp ứng tốt trong việc bảo quản sữa; một số cơ sở giáo dục chưa có phòng riêng để làm kho bảo quản.

 

Nhằm thực hiện tốt hơn Đề án “sữa học đường” trên địa bàn huyện, đoàn giám sát đề nghị UBND huyện Xuân Lộc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Đề án bằng các hình thức trực quan sinh động đến phụ huynh học sinh tại các cơ sở giáo dục; trong quá trình tuyên truyền cần lưu ý khuyến cáo, thông tin đến phụ huynh học sinh đối với trường hợp trẻ chưa thích nghi với sữa tươi nhằm tránh tình trạng trẻ bị kích ứng do uống sữa tươi.  Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án; chủ động xử lý kịp thời tình huống xảy ra nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe cho trẻ tham gia Đề án. Phối hợp với đơn vị cung cấp sữa tiến hành rà soát cơ sở vật chất, khu vực bảo quản sữa tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, quan tâm cân đối ngân sách hỗ trợ các trường đầu tư cơ sở vật chất giúp việc bảo quản sữa tại các cơ sở giáo dục đạt chất lượng, an toàn.

Đức Thể