Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 14 tháng 07-2005

Một số vần đề về kỹ năng xem xét Báo cáo Tài chính của các Ban KTXH HĐND cấp huyện

Đăng ngày: 11/01/2006
Trong số báo lần trước, chúng ta đã đi sâu vào kỹ năng xem xét, một kỹ năng hết sức quan trọng trong việc thẩm tra các báo cáo tài chính.

    Tuy nhiên căn cứ các bài học, các tư liệu được cung cấp thông qua các lớp bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND các cấp do Văn phòng Quốc hội, do UBKTNS Quốc hội tổ chức và kinh nghiệm thực tế hoạt động giám sát về tài chính của Ban KT-NS trong thời gian qua cho thấy để thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm tra, giám sát, bên cạnh kỹ năng xem xét, các Ban HĐND cần phải có thêm 4 kỹ năng là kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phát hiện, kỹ năng chất vấn và kỹ năng quyết định. Nội dung cụ thể của những kỹ năng này như sau.

1. Kỹ năng đặt câu hỏi:

     Đây là một kỹ năng gắn liền với kỹ năng xem xét. Người có kỹ năng này, qua thực hiện kỹ năng xem xét, bao giờ cũng tự hình thành các câu hỏi như:  Tại sao chỉ tiêu thu chi ngân sách, địa phương xây dựng lại quá cao so với chỉ tiêu kiểm tra của cấp trên?  Tại sao cơ cấu thu chi ngân sách địa phương xây dựng khác quá nhiều so với hướng dẫn của cấp trên về xây dựng dự toán? Tại sao trong quyết toán tài chính năm nay, kết dư năm trước đem qua không giống kết dư trong quyết toán tài chính năm trước? Tại sao theo kế hoạch phát triển kinh tế năm nay của địa phương, chủ trương phát triển mạnh thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhưng trong dự toán, thu thuế công thương nghiệp lại gim thấp so năm trước? Tại sao năm nay tiền lương tăng do thực hiện chính sách đổi mới tiền lương nhưng chi về quản lý hành chính lại không tăng?  v.v…

     Có thể nói, qua xem xét, bao giờ ta cũng hình thành nhiều, rất nhiều câu hỏi. Phương pháp tốt nhất là cần ghi những câu hỏi có được qua quá trình xem xét vào một tờ giấy, sau đó sẽ tìm cách giải đáp thông qua việc xem xét các tư liệu có liên quan. Trên thực tế, câu trả lời có thể nằm ngay trong báo cáo thuyết minh hoặc nằm trên các loại báo cáo khác có liên quan và cũng có thể không có trên các loại báo cáo mà Ban KT-XH tiếp nhận được.  Nhưng khi đã có câu hỏi thì bao giờ cũng phải tìm câu trả lời và chính qua các câu trả lời ấy sẽ giúp cho ta phát hiện những việc làm đúng hoặc làm chưa đúng.

2. Kỹ năng phát hiện:

     Đây là kỹ năng tìm ra những sự không ăn khớp, những sự sai sót thông qua lời giải cho những câu hỏi TẠI SAO đã nêu ở phần trên. Kỹ năng phát hiện đòi hỏi các Ban HĐND, trước hết, phải có sự nghiên cứu kỹ các thông tin đã tiếp nhận để đối chiếu, tự trả lời các câu hỏi và từ đó mà phát hiện những vấn đề cần được HĐND quan tâm như:

     . Nghiên cứu các hướng dẫn của cấp trên về xây dựng dự toán, quyết toán ngân sách để đối chiếu việc lập dự toán, quyết toán của địa phương. Qua đó phát hiện những vấn đề khác biệt trong việc thực hiện hướng dẫn của cấp trên;

     . Nghiên cứu báo cáo kinh tế- xã hội của địa phương để nắm bắt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, làm cơ sở cho việc đối chiếu tốc độ tăng trưởng, cơ cấu thu, chi ngân sách. Qua đó phát hiện những mâu thuẫn khác biệt, không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được Huyện ủy thông qua;

     . Nghiên cứu các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND để đối chiếu với dự toán, quyết toán ngân sách. Qua đó phát hiện những nội dung, chỉ tiêu tài chính không phù hợp với chính sách hiện hành,  thiếu công bằng trong phân bổ ngân sách cấp mình; sự thiếu quan tâm khơi tăng nguồn thu đối với các thành phần, các ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao; Sự lãng phí trong thực hiện các khoản chi tiêu…

     Trên thực tế, báo cáo tài chính gồm rất nhiều chỉ tiêu thu, chi. Các Ban HĐND khó có thể xem xét tường tận tất cả, mặc dù làm được như vậy là rất tốt. Vì thế, Kỹ năng xem xét tốt đòi hỏi các Ban HĐND phải biết cách chọn lựa để xem xét kỹ đối với một số chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng.

Nếu là người có kiến thức rộng, tổng hợp sẽ thực hiện tốt kỹ năng phát hiện.

3. Kỹ năng chất vấn:

     Đây là một kỹ năng quan trọng, thể hiện trình độ am hiểu của các Ban HĐND đối với vấn đề chất vấn. Trình tự thực hiện kỹ năng chất vấn như sau:

     + Chọn vấn đề và xây dựng nội dung chất vấn:

     Do đây là chất vấn của hoạt động giám sát về tài chính, nên nội dung chất vấn cần gắn liền với việc giải đáp các câu hỏi đã được các Ban HĐND phát hiện qua xem xét các báo cáo tài chính và gắn liền với các vấn đề mà Ban KT-XH cần làm rõ để đưa vào báo cáo thẩm tra về tài chính trình HĐND xem xét, thảo luận. Muốn xây dựng một nội dung chất vấn tốt thì các Ban HĐND phải thu thập nhiều thông tin có liên quan đến các phát hiện của mình.

     + Chọn đối tượng chất vấn:

     Theo quy định của Luật, HĐND có quyền chất vấn đối với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, đây là chất vấn để làm rõ các báo cáo tài chính, vì thế đối tượng chất vấn thường là UBND và các phòng, ban cùng cấp có liên quan.

     + Trình bày chất vấn:

     Chất vấn của các Ban HĐND cần được trình bày dưới dạng văn bản nêu rõ đối tượng được chất vấn, nội dung chất vấn, thời gian trả lời chất vấn.

     Ở đây có một vấn đề cần nói thêm, dù chất vấn bằng phương pháp nào thì cũng được thể hiện bằng các câu hỏi. Nhưng điểm khác với các câu hỏi thông thường ở chỗ, câu hỏi chất vấn không chỉ để thu thập thông tin mà nó còn nó nhằm thực hiện chức năng giám sát. Vì thế câu hỏi chất vấn phải rõ ràng, khúc triết và dứt khoát với những lý lẽ phân tích, những chứng cứ viện dẫn cụ thể, xác thực đối với những phát hiện mà Ban KT-XH cần làm rõ đúng, sai.

4. Kỹ năng quyết định:

     Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng, thể hiện hiệu quả của hoạt động giám sát của các Ban HĐND. Kỹ năng quyết định của các Ban HĐND thể hiện qua các ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình cùng với những kiến nghị.

     Trên thực tế, chất lượng các quyết định của HĐND về ngân sách phụ thuộc rất lớn vào ý kiến của các Ban HĐND. Nếu các Ban HĐND thực hiện tốt kỹ năng quyết định, những ý kiến, kiến nghị của các Ban HĐND có tình, có lý, xác đáng và cụ thể sẽ  giúp HĐND thực hiện tốt chức năng của mình trong việc ra các quyết định và xem xét kết quả điều hành của nhà nước trên lĩnh vực tài chính.

     Trên đây là một số nội dung mà Ban KT-NS tổng hợp từ các lớp hướng dẫn về kỹ năng hoạt động của đại biểu chuyên trách HĐND cấp tỉnh, từ các quy định hiện hành về lĩnh vực tài chính và từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động giám sát, thẩm tra về tài chính, xin được trao đổi để các Ban KT-XH HĐND cấp huyện xem xét, vận dụng vào hoạt động thẩm tra, giám sát về tài chính ở cấp mình.

 Nguyễn Thị Tuyết Nga