Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 81-T1&T2-2012

Việc tuyên truyền Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đến đối tượng lao động nông thôn còn hạn chế

Đăng ngày: 29/05/2013
​Nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh sau 02 năm triển khai thực hiện, vừa qua, Ban VH-XH HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tại huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu và Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

​     Qua giám sát cho thấy, là địa phương được chọn làm huyện điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn nên Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Định Quán đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát. Sau 02 năm thực hiện Đề án, trên địa bàn huyện đã tổ chức 71 lớp học nghề với 2.260 học viên (26 lớp nghề nông nghiệp với 891 học viên và 45 lớp học nghề phi nông nghiệp với 1.369 học viên), có 1.430 học viên diện hộ nghèo, 74 học viên dân tộc, 26 học viên chính sách, 12 học biên bộ đội xuất ngũ, 17 học viên người khuyết tật. Đến nay, đã có 1.616 học viên tốt nghiệp và có 1.152 học viên có việc làm (tỷ lệ 71,3%). Huyện đã thực hiện được các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có tỷ lệ việc làm khá cao như: nghề chăn nuôi gà thả vườn, may công nghiệp kết hợp may dân dụng, gò thúc đồng... Công tác tuyên truyền, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và công tác tuyển sinh dạy nghề lao động nông thôn trên địa bàn đã được Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm dạy nghề phối hợp với đoàn thể, UBND các xã thực hiện khá tốt và hiệu quả.

     Đối với huyện Vĩnh Cửu, đã xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề năm 2010 tại 3600/33821 hộ trên 11 xã, thị trấn. Qua kết quả điều tra cho thấy đã có 2.411 lao động đăng ký tham gia học 32 nghề. Hợp đồng với Trung tâm dạy nghề huyện mở 19 lớp đào tạo nghề ngắn hạn với 595 học viên (361 hộ nghèo, 07 dân tộc thiểu số, 07 thương binh, 05 con thương binh, 13 người diện gia đình có công với cách mạng, 02 người tàn tật và 05 người thuộc diện bị thu hồi đất), trong đó nghề nông nghiệp chiếm 68%, nghề phi nông nghiệp chiếm 32%. Đã có 230 người tốt nghiệp và 70% có việc làm sau đào tạo.

     Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tính đến tháng 11/2011, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề được 387 lớp với 11.121 học viên, trong đó nghề nông nghiệp chiếm 35%, nghề phi nông nghiệp chiếm 65%, đã có 6.502 lao động nông thôn tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo là 82%. Công tác tuyên truyền, điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn đã được Ban chỉ đạo phối hợp với Đài PTTH Đồng Nai, Hội Nông dân tỉnh và chính quyền các xã, thị trấn thực hiện trên 142 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các chính sách đối với người học, giáo viên dạy nghề và các chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Đề án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo đề án, năm 2011, Sở Nội vụ đã phối hợp với trường chính trị tỉnh mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 108 cán bộ công chức xã.

     Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án tại các đơn vị được giám sát còn gặp một số khó khăn, hạn chế như tại huyện Định Quán công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề còn gặp khó khăn và tỷ lệ học viên bỏ học giữa chừng còn cao (8%); Đội ngũ giáo viên của Trung tâm dạy nghề huyện chưa có biên chế chính thức, chất lượng không đồng đều; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn so với nhu cầu học nghề và nâng cao chất lượng đào tạo thì mới đáp ứng được khoảng 60%... Tại huyện Vĩnh Cửu tỷ lệ đào tạo nghề mới đạt 60% kế hoạch; công tác tuyên truyền, điều tra, khảo sát, tư vấn và xây dựng các mô hình học nghề thực hiện chưa đồng bộ; các cơ quan, đoàn thể, chính quyền xã chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định... Toàn tỉnh tỉ lệ đào tạo nghề chỉ đạt 65,4% so với kế hoạch; đào tạo nghề hầu hết chỉ mới đáp ứng theo nhu cầu học nghề của người lao động mà chưa thực sự gắn với yêu cầu của thị trường lao động và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; công tác tuyên tuyền về các chính sách của Đề án chưa được phổ biến rộng rãi đến các đối tượng lao động nông thôn...

khảo sát việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nong thôn tại Trung tam day nghe Định Quán.jpg
Khảo sát việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại Trung tâm dạy nghề Định Quán​
 

     Qua những đánh giá trên, đoàn giám sát đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc kiện toàn Ban chỉ đạo dạy nghề các cấp trên địa bàn tỉnh; tổ chức sơ kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29/9/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai; chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách của Đề án cho người dân và đặc biệt là đối với đối tượng lao động nông thôn.

                                                                                Hòa Bình