Ngày 1 tháng 7 năm 2025 - 21:52:41 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Chương trình giảm nghèo Đồng Nai giai đoạn 3: Chưa có đánh giá sát thực về tỷ lệ tái nghèo để đảm bảo bền vững Đăng ngày: 23/02/2008
Trong hai năm 2006-2007, toàn tỉnh Đồng Nai ước giảm khoảng 11.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 9,84% cuối 2005 xuống 6,95% cuối 2007. Trong đó, riêng năm 2006, Đồng Nai đã giảm được 6.021 hộ nghèo, đạt 200% kế hoạch, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống 8,42%. Đến cuối năm 2007, toàn tỉnh ước giảm 5000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ 6,95%... Kết quả sau hai năm đầu chương trình
 |
Nuôi bò-một trong những dự án hỗ trợ người nghèo | Soi rọi lại các chỉ tiêu của năm 2007 cho thấy: Thu nhập ước tăng của năm 2007 là 1,32 lần so cuối năm 2005 (từ 171.000 đồng lên 226.000 đồng/người/tháng); khỏang cách giàu-nghèo không đột biến, vẫn được giữ ở mức 6 lần; 100% xã nghèo, ấp nghèo, vùng sâu, vùng xa được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thông qua các chương trình lồng ghép; 8000 lượt hộ nghèo được vay vốn với doanh số 96 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; đào tạo và giải quyết việc làm cho 5000 lao động nông thôn với kinh phí từ ngân sách TW là 3.600 triệu đồng. Đồng Nai đã bắt đầu khởi động xây dựng được Dự án dạy nghề riêng cho người nghèo. Cấp 210.000 thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo; 100% con em hộ nghèo được miễn giảm học phí; hơn 2.200 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo được tập huấn; huy động xây dựng trên 500 căn nhà tình thương và triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người ngheo…Như thế so với chương trình giảm nghèo của tỉnh và Nghị quyết 20/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì Đồng Nai đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ, chỉ tiêu của chương trình. Công tác phối hợp giữa chính quyền mặt trận và các đòan thể đồng bộ hơn và tổ chức bộ máy giảm nghèo 3 cấp được thành lập.
Vẫn chưa thực sự bền vững trong chương trình
Thực tế theo số liệu hàng năm cho thấy, số hộ giảm nghèo theo chuẩn của Đồng Nai (nông thôn thu nhập dưới 250.000 đồng/người/tháng; thành thị dưới 400.000 đồng/người/tháng) thì đến nay vẫn chưa có một khảo sát thực tế về tỷ lệ hộ tái nghèo và các nguyên nhân khiến họ nghèo trở lại để có chính sách hỗ trợ phù hơp. Mặt khác Dự án khuyến nông cho người nghèo vì nhiều lý do đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Dự án dạy nghề riêng cho người nghèo mới chỉ được khởi động mà chưa có chỉ tiêu giám sát đánh giá cũng như hướng dẫn của TW nên chưa được xây dựng. Chương trình 134 chưa tiến hành xây dựng được nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số. Năng lực điều hành ở một số huyện còn hạn chế cũng như trách nhiệm và tính chủ động phối hợp giữa các ngành cau tỉnh có những mặt còn thiếu chặt chẽ nên dù giảm được khá nhiều hộ nghèo nhưng tính bền vững chưa cao. Nguy cơ tái nghèo của một bộ phận lớn những hộ vừa thoát nghèo còn khá phổ biến.
Để giải quyết tốt vấn đề này giải pháp đầu tiên vẫn là tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn thể cộng đồng xã hội để mọi người thấy được chương trình giảm nghèo thực sự là một chương trình kinh tế xã hội, một chủ trương lớn của Đảng va Nhà nước mang tính nhân văn cao. Đồng thời các giải pháp truyền thống như hỗ trợ vốn, đất ở, kỹ thuật canh tác cho người nghèo thì nhóm giải pháp về nâng cao kiến thức cho người nghèo được coi trọng. Vì nếu thiếu kiến thức thì dù có hỗ trợ bao nhiêu vốn, giống, đất sản xuất thì người nghèo vẫn bị luẩn quẩn trong vòng đói nghèo khó thoát ra.
Các chương trình khác như dự án khuyến nông cho người nghèo UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT rà soát lại xem còn vướng mắc gì và có kế hoạch cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt. Đối với chương trình xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc, trước mắt UBND tỉnh đã họp và quýêt định chọn Trảng Bom, Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành làm thí điểm và hoàn thành vào cuối năm 2007 để từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng cho các huyện còn lại. Chủ động rà soát lại và quản lý nắm chắc các đối tượng nghèo, nguy cơ dễ tái nghèo và phân tích cụ thể nguyên nhân vì sao họ nghèo, thiếu đất sản xuất hay thiếu vốn hoặc kiến thức làm ăn để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Quan tâm dự án khuyến nông đồng thời với các dự án khuyến công và khơi dậy phát triển các làng nghề truyền thống, tạo điều kiện cho người nghèo tham gia các dự án để giảm nghèo… Đồng loạt nhiều giải pháp trong đó phải kiểm soát đối tượng có nguy cơ dễ tái nghèo, phân tích nguyên nhân cụ thể để hỗ trợ thì chương trình giảm nghèo mới thực sự bền vững.
Bích Thuận
|
|
|