Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 38 tháng 12-2007

Tòa án Long Thành sau một năm tăng thẩm quyền

Đăng ngày: 23/02/2008
Nhân sự thiếu, trang thiết bị lạc hậu, không đủ sức đáp ứng là tình hình chung của các cơ quan Tư pháp huyện Long Thành sau một năm tăng thẩm quyền, đó chính là thực tế mà đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận sau buổi giám sát về việc thực hiện tăng thẩm quyền của TAND huyện Long Thành.
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh tại TAND huyện Long Thành
Năm 2007, TAND huyện thụ lý 1.056 vụ, tăng gần 300 vụ so với năm 2006, riêng án tăng thẩm quyền là 73 vụ chiếm tỷ lệ 6,91% so với tổng số án đã thụ lý. Trung bình trong năm, mỗi Thẩm phán TAND huyện Long Thành phải thụ lý khoảng trên 150 vụ, con số này so với tình hình chung của các Tòa án cấp huyện thì Long Thành chỉ đúng sau thành phố Biên Hòa. Án tăng mà lại tăng lượng án phức tạp (về hình sự trước đây thẩm quyền xét xử với tội có khung hình phạt tối đa là 7 năm thì nay tăng lên 15 năm) nên cán bộ Tư pháp không tránh khỏi nhưng lúng túng. Là một địa bàn có tốc độ phát triển công nghiệp tương đối cao do đó không thể tránh khỏi những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề của khu vực dân cư, bên cạnh đó là lượng dân nhập cư đến địa phương gây khó khăn cho công tác quản lý nhân hộ khẩu do đó tính chất của các loại án ngày càng đa dạng và phức tạp hơn; số lượng án liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước, so với biên chế hiện có của 4 cơ quan Tư pháp không đủ đáp ứng do đó cán bộ Tư pháp huyện Long Thành thường xuyên phải chịu áp lực công việc.

Khó khăn nhiều như vậy nhưng thuận lợi cũng không phải ít, đó là sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên về nhiều mặt của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện  đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy trong xử lý những vụ việc phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau. Về cơ bản, cán bộ Tư pháp huyện Long Thành đều đáp ứng về mặt trình độ chuyen môn, nhiệt tình, gắn bó với công việc. So với mặt bằng chung của các huyện khác trong tỉnh, Long Thành là địa phương mà các cơ quan Tư pháp có tính đồng bộ cao đồng thời cũng có sự phối hợp nhịp nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập. Các cơ quan Tư pháp đã thống nhất xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động để cùng triển khai thực hiện. Trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử án hình sự, các cơ quan Tư pháp đã có sự phối hợp chặt chẽ, đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn Luật định, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng đường lối chính sách. 

Để góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các cơ quan Tư pháp, sau giám sát, Thường trực HĐND tỉnh đã có những kiến nghị liên quan “sát sườn” đến hoạt động của các cơ quan. Đó là vấn đề ưu tiên tăng cường bố trí, đào tạo cán bộ để đạt chuẩn cả về chuyên môn và chính trị; công tác chuẩn bị nguồn cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Chấp hành viên; sự hỗ trợ về kinh phí, điều kiện phương tiện làm việc. Đoàn giám sát cũng chỉ ra những tồn tại và việc khắc phục ngay những hạn chế chính nội tại các cơ quan Tư pháp đó là việc duy trì tổ chức các cuộc họp liên ngành thường xuyên, đột xuất. Đối với các cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, cần tổ chức sơ kết sau một năm thực hiện tăng thẩm quyền cho các TAND cấp huyện để có những đánh giá, rút kinh nghiệm chung trong toàn thể các cơ quan Tư pháp trong tỉnh giúp cho việc triển khai tăng thẩm quyền cho toàn bộ TAND các huyện còn lại trong năm 2008 đạt kết quả cao.

Nguyễn Thị Oanh