Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 115-Qúy III-2017

Giải pháp phát triển ổn định ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 05/09/2017
​Trên địa bàn tỉnh đã có 12 dự án cánh đồng lớn, với tổng diện tích là 5.503,2 ha với 4.716 hộ. Ngoài ra, hiện còn  05 dự án với tổng diện tích là 3.066,5 ha và 1.202 hộ tham gia đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và chấp thuận chủ trương.
 

​     Trong thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều giải pháp, chính sách phát triển nông nghiệp như: phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014... Nhờ đó, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan.

     Đồng Nai đã quy hoạch 139 vùng phát triển chăn nuôi với tổng diện tích 15.722,7 ha; các địa phương đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và được Cục Thú y chứng nhận 470 cơ sở, có 47 trang trại chăn nuôi đạt chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Đã xây dựng được 3 vùng GAHP tại các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh; tổng cộng có 52 nhóm GAHP với 1.039 hộ tham gia. Năm 2016, có 230 hộ chăn nuôi heo với 23 Tổ hợp tác đã được chứng nhận VietGAHP nông hộ. Đến nay đã có 774 hộ chăn nuôi đã được cấp chứng nhận VietGAHP nông hộ. Hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi ứng dụng phần mềm trong quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và ứng dụng công trình khí sinh học và đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

hinh 15.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Ngân đặt câu hỏi chất vấn​ 

     Về tiêu thụ, đã hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gồm: 03 chuỗi heo thịt và sản phẩm từ thịt heo; 03 chuỗi sản phẩm thịt gà; 04 chuỗi sản phẩm trứng gà.

     Tuy nhiên, do công tác tuyên truyền, định hướng thời gian qua thực hiện chưa tốt nên sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch, một số nông sản cung vượt cầu khiến giá nông sản giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân. Để trả lời nội dung chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Ngân, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định ngành nông nghiệp như sau:

hinh 15-1.jpg
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Thành Vinh
 trả lời chất vấn
 

     Về trồng trọt: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và những tác động của hội nhập kinh tế thế giới đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.

      Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất vùng tập trung quy mô lớn với chất lượng sản phẩm ngày càng cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong quá trình hội nhập, cụ thể: Tổ chức vận động mời gọi doanh nghiệp và các thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia liên kết với nông dân sản xuất theo quy mô lớn gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng. Đối với người nông dân, thực hiện áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) một cách chặt chẽ, là cơ sở để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đều, năng suất cao, có mẫu mã tốt, hạ giá thành, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp đủ mạnh để làm tổ chức đại diện của nông dân, chủ động trong vấn đề cung ứng đầu vào cho các thành viên và thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp theo hướng bền vững để nông dân yên tâm sản xuất. Tiếp tục có giải pháp định hướng trong sản xuất phù hợp, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm nông nghiệp của địa phương góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cập nhật, bổ sung quy hoạch cánh đồng lớn để tạo điều kiện cho việc mời gọi doanh nghiệp tham gia thực hiện liên kết với nông dân.

     Về chăn nuôi: Triển khai tốt kế hoạch tái cơ cấu phù hợp với yêu cầu thị trường trong thời gian tới, trong đó tập trung các nội dung: Chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, số lượng; giá thành sản xuất cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu; đảm bảo giữ vững giá trị sản phẩm, xây dựng các vùng sản xuất đáp ứng yêu cầu để xuất khẩu, chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, chăn nuôi đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Đối với vật nuôi cần quản lý chất lượng đàn nái, đực giống bằng tiêu chuẩn kỹ thuật; định hướng con giống theo thị trường yêu cầu; vật nuôi phải nuôi theo quy trình VietGAHP, qua đó kiểm soát được dịch bệnh, kiểm soát được tồn dư kháng sinh và các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, kiểm soát chất thải, nước thải trong chăn nuôi. Kịp thời thông báo các thông tin về thị trường giá cả đầu vào, đầu ra; cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có những thay đổi bất thường của thị trường, tình hình dịch bệnh… để người chăn nuôi chủ động kế hoạch sản xuất và có phương án bảo vệ đàn vật nuôi. 

      Đức Thể