Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Một số khó khăn, tồn tại trên lĩnh vực văn hóa, xã hội năm 2024 tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 17/12/2024
  ​Qua thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cho thấy, mặc dù các chỉ tiêu văn hóa - xã hội dự ước thực hiện đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần quan tâm tập trung thực hiện để khắc phục trong thời gian tới
 

​        Về văn hóa, thể thao và du lịch

Thực hiện chưa hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa địa phương gắn với phát triển du lịch; chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới, nổi bật; chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn để phát triển du lịch. Việc quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiệu quả chưa cao, chưa thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Một số Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng cấp xã đã xuống cấp nhưng vẫn chưa được quan tâm đầu tư, sửa chữa thường xuyên, kịp thời. Các thiết chế văn hóa cho công nhân, lao động chưa được đầu tư đồng bộ, thỏa đáng. Các dự án du lịch thực hiện chậm tiến độ do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai.  

 16122024.The.hanchevh.1.jpg

Phó Ban VHXH HĐND tỉnh Đỗ Thị Hòa Bình phát biểu tại buổi thẩm tra

Về giáo dục và đào tạo

Mặc dù đã thực hiện các giải pháp nhưng chưa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên tại các cơ sở giáo dục, nhất là đối với cấp mầm non, tiểu học, THCS; chưa thực hiện đầu tư các trang thiết bị dạy học đầy đủ cho các cấp học theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc đầu tư trang thiết bị đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa theo kịp tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Tình trạng học sinh, sinh viên học nghề bỏ học giữa kỳ vẫn còn nhiều; nguyên nhân do năng lực của người học và công tác tư vấn tuyển sinh học nghề chưa sâu.

Về lao động, thương binh và xã hội

Công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng triển khai còn chậm, hiện chỉ có 4/7 cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng tập trung cấp huyện tổ chức tiếp nhận cai nghiện cho người nghiện ma tuý tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Công tác tổ chức đào tạo nghề cho người sau cai nghiện, người chấp hành xong hình phạt tù chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể nên các địa phương còn lúng túng trong công tác triển khai thực hiện. Công tác phối hợp tiếp nhận người cai nghiện chấp hành xong quyết định cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện để đưa về địa phương thực hiện biện pháp quản lý sau cai tại nơi cư trú chưa chặt chẽ. Tình hình tai nạn lao động vẫn còn cao, toàn tỉnh xảy ra 1.349 vụ, số người bị nạn là 1.371 người, trong đó số người bị thương nặng là 222 người; so với cùng kỳ năm 2023, tăng 439 vụ (tăng 48,24%), tăng 441 người bị nạn (tăng 47,42%). Số vụ tai nạn lao động làm chết người là 28 vụ, làm chết 33 người, tăng 05 người chết so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 17,85%).  

 16122024.The.hanchevh.2.jpgPhó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đỗ Đăng Bảo Linh phát biểu tại buổi thẩm tra


Về y tế, an toàn thực phẩm

Tình hình dịch bệnh vẫn tiềm ẩn phức tạp; số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận 5.630 ca, tăng 35,01% so với cùng kỳ năm 2023, không ghi nhận ca tử vong, bằng so với cùng kỳ (00 ca); ghi nhận là 1.097 ca mắc bệnh sởi, tăng 1.094 ca so với cùng kỳ 2023 (03 ca); tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi tiêm chủng đầy đủ 08 loại vắc xin chỉ đạt 72,5%; Nguyên nhân do trong năm 2024, vẫn còn tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ nguồn của Trung ương. Các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế cấp cơ sở triển khai thực hiện chậm; công tác điều chuyển trang thiết bị y tế giữa các đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thực hiện; nhân lực y tế vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ khi triển khai công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch; còn thiếu nhân lực y tế có tay nghề cao. Tình hình ngộ độc thực phẩm còn diễn biến phức tạp. Công tác xử lý vi phạm hành chính ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn chưa mạnh dạn, chủ yếu là nhắc nhở, đặc biệt là tuyến xã. Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết còn gặp nhiều khó khăn, số lượng, sản lượng chuỗi liên kết được phê duyệt còn hạn chế. Ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế về quy mô, chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, năng suất lao động nông nghiệp. Công tác nhân rộng mô hình điểm kinh doanh thực phẩm an toàn theo hình thức chỗi liên kết hoặc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tại chợ còn chậm.

Về thông tin và truyền thông

Hạ tầng thông tin di động vẫn chưa triển khai tới 100% người dân. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực chưa được triển khai quyết liệt, hiệu quả, thiếu kết nối, không thể dùng thu thập, phân tích hỗ trợ ra quyết định phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo. Tiến độ đầu tư Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh còn chậm. Tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số hiệu quả chưa rõ nét.

Lĩnh vực dân tộc

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đa số hộ dân tộc thiểu số còn hạn chế. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Qua kết quả thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Đức Thể