Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 114-Qúy II-2017

Nâng cao chất lượng phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 04/08/2017
​Đánh giá của Tỉnh ủy Đồng Nai tại báo cáo tổng kết 10 thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến​​ học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” ở tỉnh cho thấy, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị nhận thức của cấp ủy, chính quyền, của các tổ chức chính trị - xã hội, của các cấp, các ngành, đoàn thể và của toàn xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã từng bước được nâng lên
 

​Nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập được các cấp ủy Đảng và chính quyền đưa vào Nghị quyết và xây dựng thành chương trình hành động để tổ chức thực hiện; xác định trách nhiệm lãnh đạo và tham gia vào các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của các cấp ủy đảng và chính quyền ngày càng cao, góp phần thúc đẩy các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh Đồng Nai ngày càng mạnh mẽ và đạt được kết quả khá toàn diện.

 Vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp đã được phát huy; liên kết, phối hợp với nhiều tổ chức và lực lượng xã hội để đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tạo nên một phong trào có tính xã hội rộng lớn, có chất lượng và hiệu quả. Qua đó, huy động được sự đóng góp to lớn cho Quỹ khuyến học; tổ chức có kết quả các hoạt động khuyến học, khuyến tài; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Trong 10 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo cùng Hội Khuyến học tỉnh có nhiều giải pháp tích cực cùng các địa phương, các tổ chức đoàn thể nhân dân và cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đa dạng, phong phú cả về hình thức và nội dung nên đã thu hút và khích lệ tinh thần thi đua học tập của mọi tầng lóp nhân dân; nhiều mô hình tốt với nhiều cách làm mới có hiệu quả đã xuất hiện, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài ở khắp các ngành, địa phương trong tỉnh. Hoạt động khuyến học, khuyến tài đang từng bước trở thành một nét văn hóa đẹp trong đời sống xã hội, được toàn xã hội đồng tình ủng hộ và tự giác, tích cực tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Sự chuyển biến về nhận thức và cách tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản của Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, Thông tri số 22-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở một số cấp ủy và chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn còn chậm; tính chủ động, tích cực tham gia của các ban, ngành; đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội còn hạn chế. Công tác kiểm tra đôn đốc và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW, Thông tri số 22-TT/TU chưa được tiến hành thường xuyên, vì vậy chưa kịp thời phát hiện và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Việc tuyên truyền, vận động để các đối tượng công nhân, người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp... còn nhiều lúng túng trong cách làm, chưa nhận được sự quan tâm của phần lớn chủ doanh nghiệp. Người lao động, nhất là lao động phổ thông do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn hoặc do phải làm việc theo ca nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ học vấn.

Hạn chế của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do các nguyên nhân chính sau: Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông tri số 22-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa sâu và chưa đầy đủ. Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo và coi trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nên chưa huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác này. Các nội dung tuyên truyền cho hoạt động xây dựng xã hội học tập chưa được tập trung chú ý tại khối doanh nghiệp, các khu công nghiệp, nhà máy nhằm thu hút đối tượng là công nhân tham gia học tập, nâng cao trình độ, tay nghề. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa tạo sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng.

Để triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân; tăng cường sự lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc xây dựng tổ chức Hội Khuyến học vững mạnh, mở rộng và nâng cao chất lượng của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn kết các chương trình, các cuộc vận động, các phong trào thi đua; đặc biệt là gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục - đào tạo của tỉnh.

Đức Thể