Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 111-Qúy III-2016

Nhiều quy định mới trong công tác quản lý Ngân sách nhà nước

Đăng ngày: 04/08/2017
  ​Trước yêu cầu của tình hình mới, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, thay thế Luật NSNN năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, trong đó có nhiều quy định mới quan trọng đối với công tác quản lý NSNN
 

​Để thực thi Luật NSNN năm 2015, Chính phủ đã dự thảo các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật NSNN năm 2015 về các nội dung như: quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; quy định chi tiết thi hành Luật NSNN; quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm; quy định về quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP…

 

Dự thảo Nghị định và Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật NSNN năm 2015 về lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán, kiểm toán, giám sát cộng đồng trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực, phù hợp với thực tiễn và khắc phục tồn tại của Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật NSNN năm 2002. Một số điểm mới quy định tại dự thảo Thông tư và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật NSNN năm 2015 như sau:

Về bội chi ngân sách địa phương, theo Luật NSNN 2002, thẩm quyền do HĐND tỉnh quyết định, điều kiện là phương án được duyệt đảm bảo không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh nhưng theo Luật NSNN 2015 thì thẩm quyền do Quốc hội quyết định, phụ thuộc thêm vào dư nợ vay của NSTW; điều kiện là hạn mức 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (các tỉnh có tỷ lệ điều tiết về NSTW).

Về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp: điểm mới ở nội dung này là quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định định mức phân bổ ngân sách và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách. Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn NSĐP bảo đảm, HĐND cấp tỉnh được quyết định chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

Về các khoản thu ngân sách địa phương, khác với quy định cũ “Thu từ phí, lệ phí là phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vụ thuộc địa phương tổ chức thu”, theo quy định mới thì “Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và DNNN địa phương thực hiện, sau khi trừ phần trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật. Lệ phí do các cơ quan nhà nước thực hiện thu”. Không còn các khoản thu từ vay nợ theo khoản 3, Điều 8 Luật NSNN năm 2002.

Về các khoản chi ngân sách địa phương, điểm mới của dự thảo Nghị định, Thông tư quy định là không còn nhiệm vụ chi trả nợ gốc do các khoản vay mượn, trả nợ gốc là các khoản thu, chi ngoài cân đối và được theo dõi trên tài khoản riêng; chi mua bảo hiểm y tế được xác định trong sự nghiệp y tế; sự nghiệp môi trường được tách ra khỏi sự nghiệp kinh tế; không còn sự nghiệp chi trợ giá, trợ cước, nhiệm vụ chi trợ giá cước được tổng hợp vào các sự nghiệp tương ứng.

Về lập dự toán NSNN, nội dung này chủ yếu là kế thừa của Nghị định cũ (Nghị định số 60/2003/NĐ-CP) nhưng có điều chỉnh lại thời gian xây dựng dự toán ngân sách cho phù hợp với quy định của Luật NSNN, thời gian bắt đầu lập dự toán ngân sách là 15/5, sớm hơn 15 ngày so với Luật NSNN 2002.

Về kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN, điểm mới ở nội dung này đó là chuyển nguồn ngân sách sang năm sau. Để đảm bảo xử lý được nguồn tiếp tục chi cho năm sau nhưng chỉ cho các trường hợp cần thiết để đảm bảo tính niên độ của ngân sách, cụ thể: các khoản dự toán chưa thực hiện hoặc chưa chi hết, các khoản tạm ứng trong dự toán, số dư tài khoản tiền gửi đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng như chi đầu tư phát triển thực hiện chuyển nguồn theo quy định Luật đầu tư công; chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm ký trước ngày 31/12 năm thực hiện dự toán; nguồn thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp....

Dự thảo Nghị định và Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật NSNN năm 2015 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và Bộ Tư pháp thẩm định để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Lê Lài