Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của HĐND

Quản lý chăt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa

Đăng ngày: 19/12/2019
​Trong năm 2019, vẫn còn 87 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm bị xử phạt, trong đó có 07 cơ sở để người sử dụng ma túy với số lượng lớn (tăng 03 cơ sở so với cùng kỳ năm 2018). Đề nghị đại biểu thảo luận làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các ngành, địa phương, giải pháp thực hiện và đánh giá việc xử lý thời gian vừa qua đã đủ sức răn đe chưa từ đó quản lý chăt chẽ các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, hạn chế tình trạng trên. 

​    Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo cụ thể như sau:

   ​Tình hình chung trên cả nước hiện nay, số vụ án liên quan đến ma túy và người sử dụng ma túy ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong đó địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng là một trong các địa bàn nóng về tệ nạn này. Các đối tượng sử dụng ma túy thường lợi dụng những địa điểm có điều kiện thuận lợi nhất định như vũ trường, quán bar trá hình, phòng karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, căn hộ riêng để sử dụng ma túy.
    IMG_3244.JPG
                     Giám đốc sở VHTT&DL trao đổi thảo luận

    Cụ thể, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh vẫn
còn 87 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm bị xử phạt, trong đó có 07 cơ sở để người sử dụng ma túy với số lượng lớn. 07 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa này, chủ yếu là các vũ trường, quán bar trá hình và karaoke. Riêng loại hình kinh doanh quán bar trá hình là loại hình kinh doanh không có điều kiện. Đối tượng sử dụng ma túy chủ yếu cũng là thanh thiếu niên.
    - Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tệ nạn ma túy như hiện nay tập trung ở những vấn đề sau:
    (1) Công tác tuyên truyền, giáo dục của xã hội (các cấp, các ngành, nhà trường, cơ sở đào tạo, các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đoàn thể…) chưa thực sự hiệu quả; trong đó đặc biệt là vai trò của gia đình trong việc giáo dục, giám sát, quản lý con em chưa chặt chẽ.
     (2) Hiện nay, Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng là một trong những địa bàn nóng về ma túy. Các đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép ma túy ngày càng hoạt động tinh vi và phức tạp; dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ thanh thiếu niên tham gia vào việc sử dụng ma túy, đặc biệt là loại ma túy tổng hợp.
     Mặc dù thời gian qua, các lực lượng chức năng đã đấu tranh, triệt phá được nhiều tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, nhưng nhìn chung tình hình trên địa bàn vẫn còn hết sức phức tạp. Các đối tượng sử dụng ma túy trên địa bàn vẫn còn gia tăng.
    (3) Sự vào cuộc của chính quyền và các lực lượng chức năng các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, có nơi có lúc chưa thực sự quyết liệt trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến ma túy.
     (4) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa do chạy theo lợi nhuận nên dễ dàng để cho các đối tượng lợi dụng sử dụng ma túy trong cơ sở kinh doanh của mình. Cá biệt, có một số cơ sở còn tiếp tay cho việc sử dụng ma túy.
     (5) Theo quy định, các quán bar được xếp vào loại hình kinh doanh không có điều kiện. Đặc biệt, kể từ ngày 01/9/2019, Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ có hiệu lực. Loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke được bãi bỏ một số điều kiện liên quan (như ánh sáng, quy cách cửa kính, tiếp viên…); do đó, loại hình này càng dễ bị lợi dụng để trở thành nơi sử dụng ma túy.
     (6) Các biện pháp chế tài theo quy định pháp luật đối với các đối tượng sử dụng  ma túy chưa đủ sức răn đe (các đối tượng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính).
    (7) Thực tế hiện nay, đối tượng thanh thiếu niên chủ yếu sử dụng loại ma túy tổng hợp, là loại ma túy chưa có liệu pháp điều trị cai nghiện hiệu quả như các loại ma túy truyền thống trước đây được điều trị cai nghiện bằng methadone. Do đó, khả năng tái nghiện là rất cao.
    IMG_3235.JPG
                   Đại biểu Lê Ngọc Minh đặt vấn đề thảo luận

 * Từ thực tế và những nguyên nhân nêu trên, để góp phần đấu tranh với tệ nạn ma túy, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Cụ thể tập trung vào một số giải pháp sau:
     1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy đối với từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội; đặc biệt cần làm thay đổi nhận thức của tầng lớp thanh thiếu niên về lối sống sa hoa, hưởng thụ rất dễ dẫn đến việc sử dụng ma túy. Từng gia đình phải tích cực phối hợp với nhà trường, với xã hội trong việc giáo dục, quản lý, định hướng cho con em mình không vướng vào tệ nạn ma túy.
     2. Các cấp, các ngành, các địa phương phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác QLNN, công tác thanh tra kiểm tra, nhất là nâng cao vai trò của Đội KTLN 814 các cấp.
    3. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an trong đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy. Các lực lượng chức năng cần chủ động phối hợp, thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ kinh doanh nhạy cảm nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm hoạt động sử dụng ma túy, chất gây nghiện. Thường xuyên tổ chức các đợt tấn công truy quét các loại tội phạm, trong đó có tội phạm liên quan đến ma túy. Ngăn chặn có hiệu quả các nguồn cung cấp ma túy trái phép.
     4. Các địa phương và các ngành chức năng cần chủ động phối hợp, tạo ra những sân chơi văn hóa, thể thao lành mạnh cho thanh thiếu niên; hướng các bạn trẻ đến lối sống tích cực, cống hiến và đóng góp cho xã hội.
     5. Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, giảm số người nghiện ma túy mới. Đặc biệt chú trọng việc kiện toàn, xây mới các cơ sở cai nghiện và khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở cai nghiện ngoài công lập để đảm bảo hoàn thiện về cơ sở vật chất và chất lượng cai nghiện, nhằm hạn chế tối đa việc tái nghiện. Tiếp tục phát huy hiệu quả đối với các cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone.
     6. Cương quyết thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm để cho các đối tượng sử dụng ma túy.
    Hiện tại, Sở VHTTDL đã thu hồi giấy phép hoạt động vũ trường của Khách sạn Đồng Nai và Khách sạn Central Park (trên địa bàn tỉnh hiện nay không còn loại hình kinh doanh vũ trường). Tiếp tục kiến nghị UBND các địa phương kiên quyết thu hồi giấy phép karaoke đối với các hộ kinh doanh cá thể vi phạm vì để cho các đối tượng sử dụng ma túy trong cơ sở kinh doanh của mình.
     7. Nâng cao chất lượng của Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy. Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; trong đó có tiêu chí địa bàn không có điểm hoặc tụ điểm liên quan đến tội phạm ma túy. Từ đó, tạo ra hiệu ứng rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân cùng chung tay với cuộc chiến này. 
Nguyễn Thị Oanh