Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 55-T07.2009

Vai trò của chủ tọa kỳ họp trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Đăng ngày: 03/09/2009
Chất vấn là một hoạt động hiệu quả có thể nói là cao nhất để người đại biểu dân cử thực hiện chức năng giám sát. Chất vấn không có nghĩa là hỏi để biết mà là làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn về những tồn tại, vướng mắc mà mình được giao trách nhiệm quản lý. Như vậy đại biểu dân cử chất vấn phải căn cứ vào trách nhiệm, chức năng ngành, cơ quan của người đứng đầu để đưa ra câu hỏi chất vấn.
Chủ tọa điều hành trong một kỳ họp HĐND tỉnh
Trong chất vấn và trả lời chất vấn của các Kỳ họp Quốc hội cũng như HĐND các cấp, người hỏi và người trả lời là hai chủ thể chính. Nhưng để gắn kết hai chủ thể này và đẩy vấn đề mà kỳ họp quan tâm đi sâu, đi xa hơn thì không thể thiếu vai trò của Chủ tọa điều hành phiên chất vấn đó.

Chất vấn và trả lời chất vấn ở HĐND cấp tỉnh đều được truyền hình trực tiếp và đây có thể nói cũng là phiên họp được đông đảo cử tri và nhân dân cũng như các phương tiện thông tin quan tâm nhiều nhất trong toàn bộ nội dung kỳ họp. Chính vì vậy, hoạt động này phải đảm bảo chất lượng, không được phép để xảy ra những sai sót.

Luật tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân cũng như Quy chế hoạt động của HĐND quy định có hai hình thức chất vấn: Chất vấn tại Kỳ họp và chất vấn giữa hai kỳ họp. Với chất vấn giữa hai kỳ họp thì việc trả lời của người bị chất vấn có phần bớt áp lực hơn vì không trả lời bằng lời, không truyền hình trực tiếp mà thực hiện bằng văn bản trả lời chất vấn. Với chất vấn tại kỳ họp thì pháp luật quy định trình tự như sau: Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để chuyển đến người bị chất vấn. Thường trực HĐND tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn và báo cáo HĐND quyết định. Tại phiên họp toàn thể của HĐND, Chủ tọa kỳ họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn; người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu HĐND có thể nêu thêm những câu hỏi có liên quan đến nội dung đã chất vấn.

Với quy định trên được hiểu là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phải sẵn sàng chuẩn bị để trả lời chất vấn tại kỳ họp vào bất cứ lúc nào và về bất kỳ nội dung nào thuộc trách nhiệm của bản thân và chức năng quản lý, điều hành của cơ quan mình. Điều này sẽ không tránh khỏi việc người trả lời chất vấn sẽ bị động, lúng túng khi trả lời trước kỳ họp.

Nhìn rộng ra hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã dành thời gian hai ngày rưỡi để các đại biểu chất vấn 6 Bộ trưởng (Lao động Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và đầu tư). Tiếp theo kỳ họp thứ 4, hoạt động chất vấn lần này là chất vấn theo nhóm vấn đề đặt ra của kỳ họp (mà không phải nhóm vấn đề đang nổi lên của từng lĩnh vực do Bộ trưởng phụ trách). Cách thức này giúp cho việc chất vấn và trả lời chất vấn tập trung hơn, không bị dàn trải. Bên cạnh đó thì kỳ họp này cũng là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội về tình hình giải quyết các kiến nghị của cử tri giữa hai Kỳ họp. Những đổi mới rõ nét đó trong Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII thể hiện rõ dấu ấn của Chủ tọa điều hành kỳ họp trong việc có kịch bản nhưng không phải là hình thức đối phó và thiết nghĩ chính là những gợi mở trong việc vận dụng vào hoạt động chất vấn của HĐND tỉnh.

Phải có sự bàn bạc, trao đổi trước với đại biểu HĐND và với người trả lời chất vấn thì chất vấn có hiệu quả hơn; không phải là vấn đề giấu giếm tạo “thế bí” cho người trả lời chất vấn. Thực hiện vấn đề này không ai khác ngoài Chủ tọa kỳ họp mà mục đích hướng tới là làm cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn có chất lượng cao hơn, đáp ứng với mong muốn và yêu cầu của cử tri. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện hỗ trợ còn người trả lời chất vấn phải chấp nhận có những vấn đề nảy sinh mới đảm bảo tính hấp dẫn của phiên họp cũng như thể hiện năng lực, khả năng nắm bắt, nhạy bén với vấn đề và trách nhiệm của người trả lời chất vấn.

 Nguyễn Thị Oanh