Đây chính là cơ sở quan trọng làm nên truyền thống văn hóa, lịch sử hơn 310 năm và truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai; chính những giá trị trên đã tạo động lực mạnh mẽ, đảm bảo phát triển bền vững sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền vãn hóa Vỉệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã đánh giá nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa được tăng cường. Công tác chăm lo đời sống các đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội, hộ gia đình chính sách, người cao tuổi được đặc biệt quan tâm. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống và thu nhập của nhân dân không ngừng được cải thiện. Chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện được nâng lên. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực. Đã từng bước hình thành hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện tốt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa gắn với đề án phát triển văn hóa nông thôn. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng Nông thôn mới ngày càng chuyển biến tích cực, phong trào tiếp tục phát triển, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hạn chế tiêu cực, nếp sống lạc hậu. Người dân Đồng Nai đã dần hình thành những đức tính mới tốt đẹp, tư tưởng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh trên nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc; truyền thống văn hóa vùng đất, con người Đồng Nai và yêu cầu thực tiễn của giai đoạn cách mạng hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Kết quả phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Một bộ phận công chức, viên chức, cán bộ, đảng viên còn vi phạm về đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Một bộ phận thanh niên, học sinh thiếu rèn luyện, chưa quan tâm nhiều về lịch sử dân tộc, phai nhạt lý tưởng, có lối sống thực dụng. Tình trạng bất bình đẳng, bạo lực trong gia đình còn xảy ra. Việc xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh còn nhiều mặt hạn chế. Chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học, ngành học và giữa các địa phương trong tỉnh chưa đồng đều. Kết quả đào tạo công nhân kỹ thuật cao theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế còn thấp. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” một số nơi thực hiện mang tính hình thức, chạy theo thành tích. Tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Văn hóa dân tộc bản địa có nguy cơ mai một. Chưa có nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật. Chậm đầu tư các thiết chế văn hóa trọng điểm cấp tỉnh và một số thiết chế văn hóa thể thao cơ sở.
Do đó, để xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời gian tới, chúng ta cần nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đồng Nai, với mục tiêu phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Đồng Nai phát triển toàn diện và bền vững.
Giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách; nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức, phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự tôn và chấp hành pháp luật; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, làm tha hóa con người. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Đồng Nai thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Đồng Nai, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người dân. Xây dựng tác phong công nghiệp, ý thức vươn lên làm chủ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tinh thần “khởi nghiệp” trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Trong đó, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với các đối tượng chính sách, những người có công, người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số... Kiên quyết xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước và đấu tranh với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, đấu tranh chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn tỉnh phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện nếp sống văn hóa cơ quan, công sở, địa phương, đơn vị; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội,…tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh luôn gương mẫu, chủ động đấu tranh và ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thu Hương