Về Chương trình về vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực
hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức; tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức trong công
tác quản lý về ATTP cho các cơ quan quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm,
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn tỉnh và
các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Tiến hành khảo sát, lấy mẫu lựa chọn các cơ sở tham gia xác nhận sản phẩm chuỗi cung
ứng thực phẩm an toàn; tổ chức đánh giá, xác lập
chuỗi; tập huấn kiến thức chung về ATTP đối với cơ sở tham gia
chuỗi; lấy mẫu; kiểm tra, giám sát; cấp giấy xác nhận và
logo; truyền thông tuyên truyền. Kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản theo quy định tại Thông tư số
38/2018/TT-BNNPTNT; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản (khi cơ sở được xếp loại A/B và có yêu cầu);
Chương trình phát triển Chuỗi liên kết sản
xuất, gắn với tiêu thụ nông sản:
Chỉ tiêu về liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Chỉ tiêu kế hoạch 2020
|
1
|
Số lượng chuỗi liên kết mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt
|
Chuỗi
|
35
|
2
|
Tỷ lệ
giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác
và liên kết
|
%
|
≥ 40
|
- Tiếp tục phối hợp với địa phương, các chủ dự án triển khai thực hiện
có hiệu quả 16 dự án cánh đồng lớn đã được phê duyệt; mở các lớp tập huấn tuyên
truyền chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Mời gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia
mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, chọn những
doanh nghiệp có đủ năng lực, có thị trường tiêu thụ ổn định và không ngừng phát
triển mở rộng; doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để tạm ứng trước vốn, vật
tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, đồng thời có đủ năng lực tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh và thu mua sản phẩm cho nông dân, đảm bảo người dân và doanh nghiệp
đều có lợi.
- Đẩy
mạnh việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chính sách
hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai; về cơ chế chính sách khuyến khịch doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đến năm
2020.
Chương trình xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn.
Chỉ tiêu về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Chỉ tiêu kế hoạch 2020
|
1
|
Hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới
|
HTX
|
35
|
2
|
Câu
lạc bộ - Tổ hợp tác thành lập mới
|
CLB-THT
|
50
|
3
|
Tỷ lệ Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá
|
%
|
≥ 60
|
- Củng cố HTX nông
nghiệp hiện đang hoạt động kém hiệu quả theo hướng đổi mới về nội dung hoạt
động, tăng cường thêm xã viên đặc biệt là các đối tượng hộ gia đình và pháp
nhân mà luật HTX mới cho phép, bằng nhiều hình thức tăng cường thêm vốn góp của
HTX, tăng cường mở rộng các khâu dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ chế thị trường hiện
nay trong thời kỳ hội nhập ở Việt nam; kiên quyết giải thể các
HTXNN không có khả năng củng cố.
- Đẩy mạnh việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chính
sách, như: Đề án phát triển kinh tế
tập thể; Đề án phát triển kinh tế trang trại; Kế hoạch số 11980/KH-UBND ngày
17/11/2017 của UBND tỉnh về xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp theo hướng
hiện đại; Kế hoạch số 12802/KHUBND, ngày 5/6/2018 của UBND tỉnh về triển khai
thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc có thời
hạn ở Hợp tác xã; Kế hoạch của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Phát
triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp của Thủ tướng Chính
Phủ.
Chương trình Quy hoạch sắp xếp lại dân cư: Bố trí sắp xếp lại dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự
do, Khu rừng đặc dụng là mục tiêu nhưng đồng thời là giải pháp để phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội trong tỉnh; gắn với xây dựng và phát triển nông thôn
mới của tỉnh.
- Theo dõi tiến độ thực hiện công tác bố trí, sắp
xếp dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư
tự do, khu rừng đặc dụng
trên dịa bàn tỉnh Đồng Nai. Phối hợp với các địa
phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách di dời dân trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai năm 2020.
- Tuyên truyền vận động để mọi người dân hiểu được sự cần
thiết và tầm quan trọng của công tác sắp xếp và bố trí dân cư trên địa bàn. Lập
danh sách và phân loại các đối tượng, tổ chức họp dân tuyên truyền vận động,
thông báo công khai chủ trương bố trí ổn định dân cư trên địa bàn.
- Phối hợp với UBND các huyện và chủ các dự án tiến hành
xây dựng hoàn chỉnh các khu tái định cư, lập danh sách các đối tượng được di
dời vào vùng dự án, thực hiện các chính sách di dời dân theo quy định. Tổ chức
bố trí tái định cư các hộ dân vào vùng dự án, thực hiện các chính sách theo quy
định;
Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn: Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong tổng giá trị sản
xuất khu vực nông thôn, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa
bàn tỉnh theo hướng hiện đại.Tạo việc làm ổn định cho khoảng lao động nông
thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. Sử dụng hợp lý và
làm tăng giá trị các nguồn nguyên liệu được sản xuất từ nông lâm nghiệp ở địa
phương. Bảo tồn và phát triển các làng nghề, nghề truyền thống. Xây dựng các
làng nghề mới, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề.
Đề án: “Mỗi xã một sản
phẩm - OCOP”: Triển khai sâu rộng
nội dung Chương trình OCOP đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất, người
dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các hình thức tuyên truyền. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh
nghiệp/HTX tham gia OCOP. Phấn đấu có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao trở lên
Đề án đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao đông nông thôn:
Xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, hiệu quả từ những
chương trình dự án gắn với chương trình thực hành của đào tạo nghề nông nghiệp
cho lao động nông thôn trên từng địa bàn cho phù hợp; khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia tích cực vào công
tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề.
Nguyễn Bình