Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 35-T09-2007

Bầu được các chức danh lãnh đạo cấp cao của nhà nước, các cơ quan của Quốc hội đủ năng lực gánh vác những trọng trách của đất nước

Đăng ngày: 03/10/2007
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết nhất trí một số vấn đề thuộc về cơ cấu tổ chức như sau:
Các ĐBQH tại phiên bế mạc
Quốc hội đã tiến hành bầu các chức danh của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 18 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 13 thành viên khác. Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội khóa XI được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội gồm có 04 người: Bà Tòng Thị Phóng, ông Nguyễn Đức Kiên, ông Uông Chu Lưu, ông Huỳnh Ngọc Sơn. Quốc hội cũng đã bầu các chức danh lãnh đạo và thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Ông Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch nước
Bầu Chủ tịch nước:
Ông Nguyễn Minh Triết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu ứng cử và được bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Quốc hội đã bầu một số chức danh lãnh đạo cao cấp của nhà nước trên cơ sở Tờ trình của Chủ tịch nước: bà Trương Thị Doan giữ cương vị Phó Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Hòa Bình giữ cương vị Chánh án TAND tối cao, ông Trần Quốc Vượng giữ cương vị Viện trưởng VKSND tối cao.

Quốc hội đã quyết định cơ cấu các cơ quan của Chính phủ: trên cơ sở Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội đã quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm: 05 Phó Thủ tướng và 22 thành viên chính phủ. Như vậy, so với cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XI thì Chính phủ khóa mới giảm 04 Bộ ( Bộ Thủy sản nhập với Bộ Nông nghiệp&PTNT; Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại nhập thành Bộ Công thương; Ủy bản thể dục thể thao, Bộ Văn hóa thông tin và Tổng cục du lịch hợp nhất thành Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; diều chỉnh và giao thêm chức năng cho Bộ Bưu chính viễn thông và đổi tên thành Bộ Thông tin và truyền thông; giải thể Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, chuyển các chức năng quản lý nhà nước của ủy ban này sang các bộ khác có liên quan). Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ ve việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, theo đó 05 Phó Thủ tướng gồm ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Trương Vĩnh Trọng, ông Phạm Gia Khiêm, ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Thiện Nhân; phê chuan việc bổ nhiệm người đứng đầu của 22 Bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó ông Phạm Gia Khiêm kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thiện Nhân kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo.

Về việc xét bổ nhiệm 05 Phó Thủ tướng Chính phủ, các đoàn đại biểu Quốc hội khi thảo luận  cũng đã có ý kiến rằng, trong xu thế cải cách tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian như hiện nay, việc bổ nhiệm đến 05 Phó thủ tướng là có quá nhiều hay không? Tuy nhien, qua phần giải trình của Chính phủ đã có sức thuyết phục đối với  các đại biểu, theo đó qua kết quả công tác điều hành, ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Hoàng Trung Hải đã thể hiện được bản lĩnh của người đứng đầu một hệ thống, tạo được biến chuyển tích cực trong xã hội đối với lĩnh vực được giao trọng trách, lại ở trong độ tuổi đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị đội ngũ kế cận trong tương lai. Ngoài ra, đối với yêu cầu của hội nhập, trong số các Phó thủ tướng rất cần thiết có 01 Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực ngoại giao, 01 Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực phòng-chống tham nhũng. Như vậy, nếu cơ cấu 03 Phó Thủ tướng thì chỉ còn 01 phó thủ tướng phụ trách tất cả các lĩnh vực còn lại là không hợp lý.

Quốc hội cũng đã phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh ( HĐQP&AN). Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Chủ tịch nước giữ chưc Chủ tịch HĐQP&AN. Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội đã phê chuẩn ông Nguyễn Tấn Dũng-Thủ tướng Chính phủ giữ chức Phó Chủ tịch HĐQP&AN, các ủy viên gồm ông Nguyễn Phú Trọng-Chủ tịch Quốc hội, ông Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và ông Lê Hồng Anh-Bộ trưởng Bộ Công an.

Tại kỳ họp, 64 đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã họp và bầu ra trưởng, phó của các đoàn đại biểu Quốc hội. Mỗi đoàn đại biểu Quốc hội đã bầu 01 trưởng đoàn, 01 phó đoàn, trong đó hầu hết các phó trưởng đoàn là đại biểu chuyên trách.

 Ban Biên tập