Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 35-T09-2007

TIẾP THU VĂN HÓA THẾ GIỚI MỘT CÁCH CHỌN LỌC.

Đăng ngày: 03/10/2007
Chúng ta đều biết, toàn cầu hóa là cơ hội tốt để nước ta tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc-hiện đại đậm đà bản sắc của người Việt. Nhưng nên tiếp thu những gì từ văn hóa nhân loại để làm giàu cho mình mà không làm mất đi bản sắc dân tộc? Tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ cho chúng ta những bài học quý giá.
Năm 1911, bác Hồ đã chọn con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. Bác đã nhận ra rằng cần phải học tập, tiếp thu văn hóa nước ngoài để từ đó nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục của người Việt. Hành trang mà bác mang theo khi ra nước ngoài là kiến thức Nho học và chút ít kiến thức Tây học. Để tiếp cận được với các nền văn hóa trên thế giới, Bác đã tích cực tự học ngoại ngữ và nói giỏi tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung Hoa vv. . Việc thông thạo ngoại ngữ đã giúp Bác khảo cứu nhiều trào lưu tư tưởng, tiếp xúc với nhiều nhân vật khác nhau về quan điểm chính trị, tìm hiểu và chắt lọc những gì mang  lại lợi ích cho dân tộc.  Bác đã rút ra được nhiều điều từ việc nghiên cứu văn hóa Trung Hoa cổ đại, tư tưởng tiến bộ thời khai sáng ở Pháp cùng nhiều nền văn hóa khác. Chẳng hạn, bác đã học ở Khổng Tử thuyết” tu thân” , học ở Mạnh Tử tư tưởng “ Dân vi qúy”, nắm vững phép dùng người của Tôn Tử, khẩu hiệu dân tộc, nhân quyền- dân sinh của Tôn Trung Sơn.,vv. Bác cũng học tập tinh thần duy lý của phương Tây, tìm hiểu tư tưởng nhân quyền của cách mạng Hoa Kỳ, cách mạng Pháp, hiểu sâu sắc Tân ước, Cựu ước, đặc biệt là thấm nhuần chủ nghĩa Mác -Lê Nin- cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc mà còn là một nhân cách văn hóa lớn, là biểu tượng sinh động về sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa Đông- Tây đồng thời vẫn đậm đặc bản sắc Việt Nam. Bài học mà Bác để lại cho chúng ta là phải học tập, tiếp nhận văn hóa thế giới một cách có chọn lọc trên cơ sở nắm vững lịch sử văn hóa của dân tộc mình (Bác từng kêu gọi “ Dân ta phải biết sử ta”). Người cho rằng giáo dục cho thanh thiếu niên hiểu biết về lịch sử thế giới, về các nền văn minh nhân loại là cần thiết, nhưng trước tiên phải dạy cho thế hệ trẻ thông tỏ địa lý, lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, nước ta đã gửi nhiều du học sinh sang các nước XHCN, nhiều nhất là sang Liên Xô để học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Bác đã luôn căn dặn lưu học sinh Việt Nam phải căn cứ vào nhu cầu của đất nước mà chọn ngành học, sau này phục vụ nhn dn được tốt  chứ không học theo sở thích của mình. Trong sinh hoạt đời thường, dù ở cương vị Chủ tịch nước Bác vẫn giữ nếp sống giản dị, thanh cao và rất Việt Nam. Tiếp xúc với quần chúng nhân dân, Bác hay dùng ca dao, tục ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm. Bác khuyên  cán bộ làm công tác vận động tuyên truyền phải nói sao cho thật cụ thể, dễ hiểu, tránh cầu kỳ, hoa mỹ khiến cho người dân khó tiếp thu. Có một câu chuyện nhỏ được lưu truyền trong dân gian: Một lần Bác đến thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Do dòng chữ “ Nhà máy xe lửa Gia Lâm” không có dấu nên bác đã đọc trại đi thành: “ Nhà mày có khỉ già lắm”. Câu chuyện khôi hài nói trên chính là lời nhắc nhở chân tình của Bác đừng sao chép, bắt chước văn hóa nước ngoài.. .vv.

 Đẩy mạnh tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang là một yêu cầu khách quan của thời đại. Những năm gần đây trong đời sống xã hội ở nước ta có không ít vấn đề đáng quan tâm. Lối sống thực dụng, coi trọng vật chất đang có xu hướng lấn lướt cách sống tình nghĩa thủy chung của người Việt Nam. Phim ảnh, sách báo nước ngoài du nhập ồ ạt nhưng bên cạnh những tác phẩm có gía trị cũng có không ít rác rưởi, độc hại, đi ngược với thị hiếu thẩm mỹ và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Giới trẻ nhiều người đua đòi “hướng ngoại” bằng cách" sống thử" trước hôn nhân, nhuộm tóc vàng, ăn mặc hở lưng hở bụng, sùng bái nhạc Bop, Roc mà xa lạ với nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương vv . .Các ca khúc trẻ được thanh thiếu niên ưa thích phần lớn có ca từ dễ dãi, giai điệu lai căng và nội dung hời hợt, thậm chí phản giáo dục. Ngay trong lĩnh vực rất tinh tế và phức tạp là văn chương cũng có hiện tượng một số người viết  say sưa đưa vào tác phẩm nhiều yếu tố sex, khiêu dâm mà cho rằng đó là sáng tạo, cách tân. .vv.

Giao lưu văn hóa là chiềc cầu nối liền sự cảm thông, chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là động lực của sự phát triển. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh lịch sử hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng phải quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp nhận và giao lưu với văn hóa thế giới, không phải bất cứ thứ gì của nước ngoài cũng đều đáng cho chúng ta tôn sùng và dung nạp.

Hồng Ngọc