Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 35-T09-2007

Chỉ tiêu nào cho dự toán thu ngân sách năm 2008.

Đăng ngày: 03/10/2007
Đồng nai đã quy hoạch 34 khu công nghiệp, đến nay đã có 23 khu công nghiệp có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và 01 khu công nghiệp tiếp quản. Các dự án đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai bắt đầu từ năm 1992, chủ yếu là dự án đầu tư các ngành công nghiệp nhẹ (chiếm gần 70%) và tập trung vào những ngành thu hút nhiều lao động.
Các tập đoàn, dự án có vốn đầu tư lớn nhìn chung chưa nhiều, dự án về công nghệ cao chỉ có 2 dự án là Công ty Fujitsu và Công ty Muto. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài hiện nay gồm: Ngành giày da, dệt, may mặc chiếm 40%; ngành công nghiệp gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm điện và điện tử gia dụng chiếm 20%; ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm chiếm 20%; ngành sản xuất sơn, nhựa, phân bón... chiếm 15%. Các ngành dịch vụ nói chung chưa phát triển nhiều vì tỉnh Đồng Nai quá gần với thành phố Ho Chí Minh là nơi có thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu dịch vụ với chất lượng cao. Số lượng các quốc gia tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu và nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tốc độ tăng trưởng cua lĩnh vực đầu tư nước ngoài hàng năm rất cao so với đầu tư trong nước và góp phần quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngòai giai đoạn 1996-2000 là 30%, giai đoạn từ năm 2001 đến nay là 20%. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép còn hiệu lực đến hết năm 2006763 dự án với số vốn đầu tư là 9.301 triệu USD và có 593 dự án đang hoạt động và cũng có 39 dự án chờ giải thể. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lãi qua các năm là: Năm 2000  có 34% doanh nghiệp có lãi;  năm 2001 có 44%; năm 2002 có 42%; năm 2003 và 2004 có 39%; năm 2005 có 31%; năm 2006 có 28% doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nhìn chung kết quả doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm sau đều cao hơn năm trước. Ty lệ doanh thu bình quân một năm là 27% (năm 2000: 12%, năm 2001: 31%, năm 2002: 20%, năm 2003: 36%, năm 2004: 47%, năm 2005: 32%, năm 2006: 12%). Về doanh thu xuất nhập khẩu so với tổng doanh thu bình quân năm là 54,8%, trong đó năm cao nhất là năm 2006 chiếm 56%, nhưng về số doanh nghiệp có lãi so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 36%, số doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân là 65% và tăng lên 80% trong 2 năm gần đây.

Vơi số lượng dự án đầu tư và mức độ tăng trưởng kinh tế như đã nêu trên, nhiều năm qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nguồn thu khá lớn góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương. Cu thể là: Tổng số thu của lĩnh vực đầu tư nước ngoài bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân từ năm 2000 đến năm 2006 như sau: Năm 2000 thu 412 tỷ; năm 2001 thu 498 tỉ, tăng 21% so với năm trước; năm 2002 thu 678 tỉ, tăng 36%; năm 2003 thu 961 tỷ, tăng 41%; năm 2004 thu 1.350 tỷ, tăng 40%; năm 2005 thu 1.606 tỷ, tăng 19%; năm 2006 thu 1.984 tỷ, tăng 24%.

Trong thời gian qua, tại tỉnh Đồng Nai, số thu nộp ngân sách chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Công ty Vedan, Công ty Chăn nuôi CP, Nhà máy thuốc lá BAT, Công ty VMEP, Công ty Cargill, Công ty Formosa, Công ty Nestle, Công ty TaiNan, Công ty Ajinomoto... Nhưng trong 2 năm gần đây, tình hình thu lĩnh vực đầu tư nước ngoài của tỉnh Đồng Nai có nhiều khó khăn, dẫn đến thu không đạt dự toán nhà nước giao như: Năm 2005 thu 1401 tỷ, đạt 85% dự toán giao, tăng 19% so năm trước; Năm 2006 thu 1.719 tỷ, đạt 73% dự toán giao, tăng 19% so năm trước. Nguyên nhân của việc thu không đạt là do các doanh nghiệp lớn bị sụt giảm về SXKD và doanh số tiêu thụ, như năm 2005, các ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc đều sụt giảm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm; các công ty san xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy giảm sút giảm doanh thu từ 20% đến 50% so cùng kỳ do không tiêu thụ được sản phẩm; các công ty sản xuất bột ngọt giảm doanh số từ 17% đến 25% so cùng kỳ do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao... Năm 2006, doanh thu các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy tiếp tục giảm từ 10% đến 40% so cùng kỳ; các công ty sản xuất bột ngọt giảm từ 7% đến 12%... Việc thực hiện chính sách chống phá giá của một số nước cũng làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ngành giày da, sản xuất xe đạp... Mức độ giảm lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 của một số doanh nghiệp  lớn như Công ty VMEP giảm 450 tỷ, Công ty Suzuki giảm 72 tỷ, Công ty Vedan giảm 25 tỷ...

Từ những khó khăn về sản xuất và tiêu thụ, tình hình thu 2 năm 2005, 2006 của Đồng Nai về lĩnh vực đầu tư nước ngoài tuy vẫn tăng so năm trước nhưng số thu không đạt dự toán giao và tốc độ tăng thu giảm nhiều so với các năm trước đây. Nguyên nhân do các doanh nghiệp có doanh thu lớn, nhưng giảm nộp ngân sách, như năm 2005 có 152 doanh nghiệp giảm nộp 206 tỷ, năm 2006 có 192 doanh nghiệp giảm nộp so với nam trước là 210 tỷ. Đồng thời số phát sinh lỗ gia tăng, như năm 2006 có 271 doanh nghiệp lỗ, trong đó có 173 doanh nghiệp lỗ 2 năm liên tiếp (2005-2006), 82 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp (2004-2006).

Tốc độ tăng thu thuế TNDN của lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng giảm như năm 2002 tăng so với năm 2001 là 63%, năm 2003 tăng 87% so với năm 2002, năm 2004 tăng 61% so với năm 2003, năm 2005 tăng 27% so với năm 2004, năm 2006 chỉ tăng 4% so với năm 2005). Nguyên nhân là do thực hiện Luật thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung) năm 2004, đã có nhiều doanh nghiệp tăng thời gian miễn hoặc giảm thuế TNDN (năm 2004 có 294 DN, năm 2005 tăng lên 448 doanh nghiệp, năm 2006 là 495 doanh nghiệp).

Với tình hình nguồn thu từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng ngày càng giảm dần, năm sau tốc độ tăng thu giảm nhiều so với năm trước, nhưng nhiệm vụ thu lĩnh vực đầu tư nước ngoài hàng năm của của Trung ương giao cho địa phương tăng theo lũy kế quá cao và vượt quá khả năng thực hiện. Cụ thể như:

- Năm 2005 dự toán thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giao cho địa phương tăng so với năm trước là 39%, kết quả thực hiện chỉ đạt 20%.

- Năm 2006 dự toán thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giao cho địa phương tăng so với năm trước là 69%, kết quả thực hiện chỉ đạt 19%.

- Năm 2007 dự toán thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giao cho địa phương tăng so với năm trước là 46%, kết quả thực hiện dự kiến chỉ đạt trên 20%.

Với tình hình trên, việc giao chỉ tiêu dự toán năm 2008 đối với thu lĩnh vực đầu tư nước ngoài tăng trên 40% là ngoài khả năng cố gắng của địa phương. việc thực hiện nộp thuế, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có phát sinh nộp thuế, như thuế GTGT chỉ có 40% số doanh nghiệp có phát sinh nộp; về thuế thu nhập doanh nghiệp có 30% số doanh nghiệp phát sinh nộp. Cụ the năm 2006 chỉ có 380/593 doanh nghiệp nộp thuế GTGT và 186/593 doanh nghiệp nộp thuế TNDN, các doanh nghiệp không nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp xuất khẩu 100%, doanh nghiệp đang trong thời hạn được miễn giảm thuế, doanh nghiệp lỗ kéo dài... đây là nguyên nhân làm hạn chế khả năng và tốc độ tăng thu ngân sách đối với lĩnh vực đầu tư nước ngòai. Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài có biểu hiện trốn thuế bằng nhiều hình thức như: kê giá, chuyển giá, kê khai các khoản thu nhập trong và ngoài nước không đầy đủ... nhưng ngành thuế hiện nay chưa có các biện pháp hữu hiệu và lực lượng cán bộ đủ để kiểm tra xử lý kịp thời.

Để tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách, việc giao chỉ tiêu thu lĩnh vực đầu tư nước ngoài phải phù hợp với thực tế của địa phương, phù hợp với cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế. Tốc độ tăng thu đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài hiện nay chỉ thực hiện được mức giao dự toán tăng từ 20% đến 25% là đảm bảo khả năng và đảm bảo cân đối thu chi ngân sách địa phương và mức này thực hiện ngay từ việc giao dự toán thu ngân sách năm 2008. Nếu chỉ tiêu giao của Trung ương quá khả năng của tỉnh thì sẽ rất khó cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toán thu ngân sách và khó đảm bảo cân đối chi ngân sách địa phương.

                                                             Nguyễn Thị Phi