Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 86-T7-2012

Để có nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 04/06/2013
​Ngày 27/12/2011, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp với UBND và UBMTTQVN tỉnh tổ chức mạn đàm về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở các kết quả thu nhận được tại mạn đàm và qua hoạt động giám sát, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,… để góp phần tạo bước đột phá về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương trong năm 2012 và những năm tiếp theo, Thường trực HĐND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh một số giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:

​     * Về đào tạo lao động kỹ thuật:

     - Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư, cấp phép đầu tư… cần phải có kế hoạch mang tầm chiến lược về nguồn lao động nhất là số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Trên cơ sở đó, phối hợp có hiệu quả thiết thực và thông tin công khai để các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và dạy nghề, các cơ sở đào tạo, công tác hướng nghiệp, người lao động trên địa bàn tỉnh biết và tham gia thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu lao động theo hướng phát triển.

     - Cần phát huy vai trò của Hội dạy nghề tỉnh và trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và lao động trong việc điều tiết chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo hợp lý theo yêu cầu của thị trường lao động tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có chủ trương, giải pháp nhằm gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trong đó chú trọng việc đào tạo nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

     - Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy, biên soạn lại hệ thống giáo trình, chương trình đào tạo cho phù hợp với các trang thiết bị hiện đại và điều kiện làm việc thực tế của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Vì hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành trong nhà trường, các trung tâm dạy nghề phần lớn đã xuống cấp, cũ kỹ và lạc hậu, trong khi tại các doanh nghiệp để phục vụ sản xuất, máy móc liên tục được thay mới, hiện đại; vì vậy sau khi được tuyển dụng làm việc, đa số lao động phải có thời gian đào tạo lại tại nhà máy để làm quen với máy móc thiết bị.

     - Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên; thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút, ưu đãi đối với đội ngũ thầy cô giáo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 

     - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông, trường nghề trong công tác tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho các em trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trình độ, năng lực bản thân sau khi ra trường tại các trường; có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh trung học cơ sở sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề để đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

​ 

     * Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

     Cần có Nghị quyết chuyên đề về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp giao ban toàn quốc triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Vì đây là Đề án có quy mô lớn, với tầm nhìn xa, tổng mức kinh phí lớn, có ý nghĩa kinh tế - xã hội và nhân văn sâu sắc, do đó công tác triển khai phải được thực hiện tích cực, khẩn trương, với quyết tâm cao, thực hiện đồng bộ, vận dụng sáng tạo gắn với xây dựng nông thôn mới; phải tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra đôn đốc thường xuyên để đảm bảo tính khả thi và có hiệu quả cao.

     * Đối với Chương trình đào tạo sau đại học.

     - Xác định rõ mục tiêu của Chương trình 2 là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành ở 07 lĩnh vực mũi nhọn mà tỉnh đang thiếu. Trên cơ sở đó điều chỉnh cơ cấu đào tạo tập trung chủ yếu trên 07 lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia giỏi đầu ngành trên các lĩnh vực mũi nhọn.

     - Thực hiện rà soát các đối tượng đào tạo của Chương trình 2 - Đào tạo sau đại học và Chương trình 4 - Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị để tránh trùng lắp về đối tượng, vì 02 chương trình này có điểm trùng lắp về đối tượng đào tạo (bác sĩ chuyên khoa I và II).

     * Về nguồn nhân lực ngành y tế: 

     Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 127/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về chế độ thu hút và trợ cấp đối với cán bộ viên chức ngành y tế Đồng Nai giai đoạn 2009-2011 đã hết hiệu lực, đồng thời tiếp tục xây dựng đề án thu hút và trợ cấp đối với viên chức ngành y tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn tiếp theo. Trong đề án này cần quan tâm nhiều hơn các chế độ cho viên chức y tế tuyến huyện, xã để giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ ở các tuyến huyện, xã hiện nay. Bổ sung chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo 06 năm học và cam kết sẽ phục vụ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh ít nhất 10 năm đối với đối tượng sinh viên Đồng Nai trúng tuyển chính thức ngành y khoa.

     * Về đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị:

     - Thực hiện việc rà soát, kiểm tra công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức tại các xã, phường, thị trấn của các địa phương.

     - Chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011-2015 và thực hiện kế hoạch đào tạo một cách cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn.

     - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các trường cao đẳng, đại học về chủ trương, chính sách thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn và về nhu cầu tuyển dụng, các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định.

     * Về mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới:

     - Chỉ đạo Ban chủ nhiệm Chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 sớm xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh. Trong đó cần quan tâm chỉ đạo việc xây dựng các chỉ tiêu đào tạo hợp lý, sát thực tế cho từng năm, cho cả giai đoạn gắn với thông tin thị trường lao động, kế hoạch thu hút đầu tư và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

     - Chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường cơ chế phối hợp trong việc thực hiện chương trình; xây dựng và nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý các chương trình. Qua đó, có thể tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu và giải pháp của các chương trình, kịp thời để điều chỉnh, cập nhật các nội dung cho phù hợp với yêu cầu thực tế từng giai đoạn.

                                                                                   Hòa Bình