Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 31-T4-2007

HIỆU QUẢ KHAI THÁC TỦ SÁCH PHÁP LUẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐOÀN KHẢO SÁT

Đăng ngày: 06/06/2007
Năm 1998, Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc xây dựng tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn và đến nay171 xã, phường, thị trấn đã xây dựng được 259 tủ sách. Tủ sách pháp luật hàng năm đều được đánh giá là đã phát huy tác dụng. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức đợt khảo sát về tình hình hoạt động cua các tủ sách pháp luật và ghi nhận được nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
Khảo sát về hiệu quả khai thác các tủ sách pháp luật là một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát, khảo sát công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của ban Pháp chế HĐND tỉnh. Theo báo cáo từ sở Tư pháp mà Ban Pháp chế HĐND tỉnh nắm được, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng tủ sách pháp luật cho cấp xã, đến nay đã có hai huyện là Thống Nhất va Trảng Bom trang bị tủ sách pháp luật đến các khu phố, ấp văn hóa. Tuy số lượng đầu sách ở các tủ sách này không thể so sánh với tủ sách pháp luật ở xã (bình quân khoảng 20 đầu sách so với 90 đầu sách ở các tủ sách cấp xã) nhưng việc phát triển các tủ sách pháp luật đến tận ấp, khu phố cũng đã nói lên nhu cầu tìm hiểu sách pháp luật của nhân dân là một nhu cầu thực tế.

Mục đích của việc xây dựng các tủ sách pháp luật là nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, là một công cụ hữu ích hỗ trợ trong việc tìm hiểu pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành của nhà nước cũng như nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân. Chính vì vậy, ngay sau khi Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25.11.1998 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Đồng Nai triển khai ngay việc xây dựng các tủ sách pháp luật tại toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với kinh phí ban đầu khoảng 1.200.000 đồng tiền trang bị sách cho mỗi tủ sách. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, quy định hàng năm các xã, phường thị trấn phải dự trù một khoản kinh phí để trang bị mới các đầu sách nhằm làm phong phú tài liệu tham khảo cho các tủ sách và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Vì tính chất đặc biệt quan trọng của các tủ sách pháp luật đối với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, do đó không chỉ dừng lại ở việc xem xét  báo cáo của các cơ quan tư pháp, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế để có sự đánh giá khách quan, đúng thực chất tình hình quản lý, sử dụng của các   tủ sách.

Điểm đến của đợt khảo sát là UBND một số xã, phường, thị trấn tại huyện Tân Phú, huyện Trảng Bom và thị xã Long Khánh. Đánh giá chung, các xã đều xây dựng  tủ sách pháp luật, số lượng sách pháp luật tương đối nhiều. Các tủ sách đều lưu Công báo Chính phủ, Công báo của tỉnh và các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Vị trí đặt tủ sách được bố trí tại trụ sở UBND xã hoặc Trung tâm học tập cộng đồng, co phân công cán bộ theo dõi, quản lý việc mượn, trả sách. Một số xã bố trí phòng đọc sách thoáng mát, sạch sẽ, thuận lợi, có bàn ghế cho cán bộ và nhân dân đến mượn và trả sách.

Tuy nhiên hiệu quả khai thác tủ sách là một vấn đề cần phải được quan tâm và đẩy mạnh bởi lẽ theo đánh giá sau khảo sát thì các tủ sách chưa thực sự phát huy hiệu quả của mình. Xem xét sổ theo dõi việc mượn trả thể hiện có rất ít người đến mượn, đọc sach và đối tượng mà các tủ sách đã phục vụ chủ yếu là cán bộ cấp xã. Theo các cán bộ quản lý sách thì người dân chỉ quan tâm đến việc tham khảo sách pháp luật khi có vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi của họ nhưng phần lớn trong số này lại tự mua sách pháp luật để nghiên cứu riêng. Mặt khác người dân có tâm lý ngại đọc sách pháp luật do đã tiếp thu kiến thức pháp luật từ các phương tiện thông tin hiện phổ biến rất rộng rãi đồng thời ngại việc phải thực hiện các thủ tục mượn, trả sách. Đơn cử như tủ sách pháp luật của thị trấn Tân Phú được đặt tại Trung tâm học tập cộng đồng là nơi nhân dân thường xuyên lui đến, có phòng đọc khang trang, thuận lợi nhưng vẫn chỉ có rất ít người đến mượn, đọc sách. Tuy nhiên, theo đánh giá sau khảo sát thì việc có ít người đến mượn, đọc sách không xuất phát từ nguyên nhân là do người dân không có nhu cầu tìm hiểupháp luật bởi lẽ những lý do sau đây:

Thứ nhất: Về công tác quản lý các tủ sách thì hầu hết các tủ sách được đặt ở những vị trí không đảm bảo để cho nhân dân dễ thấy mặc dù số lượt người dân đến liên hệ với UBND cấp xã hàng ngày không phải là một con số nhỏ. Do diện tích trụ sở ở UBND cấp xã có hạn nên nhiều tủ sách được bố trí ở những vị trí tận dụng khoảng không gian, điều này trái với quy định nhưng nó vẫn là một tồn tại thực tế và không thể đáp ứng nhu cầu mượn đọc tại chỗ của nhân dân.

Thứ hai: Các tủ sách pháp luật không đủ sức thu hút người dân quan tâm và tìm đọc do cách bố trí, sắp xếp sách không khoa học, không có sức lôi cuốn người dân đến với tủ sách từ đó mới phát sinh nhu cầu mược đọc. Thực tế người dân khi đến UBND cấp xã liên hệ công việc và chờ hoàn thành thì hoàn toàn có thể tranh thủ mượn sách để đọc nhưng điều này rất hiếm khi xay ra. Tình trạng mạng nhện dăng, bụi phủ mờ là điều có thật ở một số tủ sách pháp luật.

Thứ ba: Một nguyên nhân tác động đến hiệu quả khai thác các tủ sách pháp luật đó là tình trạng không ổn định trong việc bố trí cán bộ quản lý tủ sách. Thường xuyên thay đổi cán bộ xã là một tình trạng chung hiện nay trong khi tủ sách pháp luật lại cần phải có người có khả năng, có kiến thức pháp luật quản lý để giúp định hướng và hướng dẫn cho nhân dân tham khảo cũng như giải thích những nội dung mà người đọc không hiểu rõ. Đấy chính là một yếu tố tác động đến tinh thần ham học hỏi, tìm tòi cũng như thói quen đọc sách của bạn đọc. Quản lý tủ sách pháp luật hiện nay thường được giao cho cán bộ Tư pháp xã hoặc cán bộ Văn phòng nhưng hai đối tượng này cũng không tránh khỏi tình trạng thường xuyên thay đổi vị trí công tác do đó cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả khai thác các tủ sách.

Thứ tư: Quản lý không tốt làm cho các tủ sách có ít bạn đọc. Giả định như trường hợp một bạn đọc đến hỏi muợn một loại sách nào đó nhưng cán bộ quản lý không có mặt để đáp ứng hoặc do quản lý không tốt nên không biết rằng tủ sách có loại sách đó hay không hoặc không thể tìm ra sách, nhiều lần như vậy sẽ gây cho bạn đọc cách nghĩ không tích cực về tủ sách dẫn đến không quan tâm đến tủ sách pháp luật.

Theo ông Nguyễn Văn Sáng, giám đốc sở Tư pháp thì vấn đề quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở xã được Bộ tư pháp đặc biệt quan tâm. Bộ đã tổ chức Hội thảo để bàn về vấn đề này, đã ký văn bản liên tịch với bộ Bưu chính viễn thông để thực hiện việc luân chuyển sách pháp luật với các điểm bưu điện văn hóa xã. Ưu điểm của việc luân chuyển này là sẽ làm phong phú thêm số đầu sách do có sự trao đổi sách; tủ sách pháp luật được đặt ở vị trí có rất nhiều người dân đến giao dịch do đó có khả năng làm phát sinh nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên cái khó của việc luân chuyển này là người phụ trách công việc ở Bưu điện văn hóa xã thường rất bận rộn với công việc chuyên môn của mình, bên cạnh đó khả năng nắm bắt các quy định của pháp luật có hạn nên khó khăn trong việc hướng dẫn người dân nên tìm đọc loại sách nào để đáp ứng với nhu cầu tìm hiểu. Vay nên làm thế nào để khai thác có hiệu quả các tủ sách pháp luật vẫn là một vấn đề cần phải bàn, cần phải làm và làm ngay trong thời gian tới.

Về những vấn đề liên quan đến tủ sách pháp luật đã làm rõ sau đợt khao sát, giám sát, ban Pháp chế HĐND tỉnh đã có kiến nghị với Giám đốc sở Tư pháp có những biện pháp chấn chỉnh những hạn chế sau giám sát đã làm rõ để giúp cho các tủ sách pháp luật đi vào khai thác có hiệu quản hơn, tránh một hình thức lãng phí trong công tác quản lý nhà nước.

N.T.O