Thực hiện việc phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ, giáo viên theo quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai
đoạn 2005-2010, cuối năm 2005 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 5 đã ban
hành nghị quyết số 51/2005/NQ-HĐND7 ngày 21/07/2005 về việc thông qua Đề án
phát triển nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, nhằm nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên. So với kế hoạch năm 2010 đề ra 1.500 giáo viên, số
giáo viên 2009 đã vượt, cho nên ước tính đến năm 2010, tổng giáo viên dạy nghề
ở địa phương tăng lên thêm 100 giáo viên, trong đó số giáo viên có trình độ từ
Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 89%, sau đại học 260 giáo viên chiếm 11%. Ngoài
ra trong giai đoạn 2005-2008, tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án Tăng
cường các trung tâm dạy nghề - SVTC (Thụy sĩ), tổ chức INWENT (Đức) về tăng
cường năng lực đào tạo phục vụ doanh nghiệp và người học nghề đã bồi dưỡng co
1949 lượt giáo viên, cán bộ quản lý các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh,
với kinh phí hơn 313.640.000 đồng. Vùng Rhône Pháp tài trợ 8 giáo viên học công
nghệ mới tại Pháp.
Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ lao
động –TBXH đã điều chỉnh chương trình khung và ban hành Quyết định số
58/2008/QĐ_BLĐTBXH ngày 09/06/2008 quy định về chương trình khung trình độ cao
đẳng nghề, chương trình khung trình độ trung cấp nghề và Quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 06/05/2008 quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ tay nghề. Trong 1
năm qua các trường, trung tâm dạy nghề đã được bồi dưỡng, tập huấn để thực hiện
biên soạn các chương trình dạy nghề và chỉnh sửa cập nhật bổ sung nhằm bắt kịp
với đào tạo lực lượng lao động được trang bị kiến thức kỹ thuật công nghệ mới,
sử dụng được thiết bị công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các
doanh nghiệp. Một số ít các trường chủ động thông qua hợp tác quốc tế biên soạn
chương trình, giáo trình dạy nghề theo hướng nâng cao, chuyên sâu đáp ứng được
nhu cầu kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Các trung tâm dạy nghề thông qua
dự án tăng cường các Trung tâm dạy nghề -SVTC (Thụy sĩ) hỗ trợ và tiến hành cập
nhật phương pháp xây dựng chương trình đào tạo nghề linh hoạt và phù hợp hơn.
Mặc dù có cố gắng nhưng đến nay về
chương trình và giáo trình dạy nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của các
doanh nghiệp có công nghệ sản xuất mới trong tỉnh. Nhìn chung việc biên soạn và
tổ chức giảng dạy các chương trình còn phụ thuộc vào trang thiết bị dạy nghề và
đội ngũ giáo viên hiện có.
Hiện, tỉnh đã và đang thực hiện các chương
trình hỗ trợ thanh niên tham gia học nghề để lập nghiệp với các chương trình thuộc
đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2006-2010 và tầm nhìn đến 2020. Kết quả thực hiện trong 02 năm 2008-2009 đã đào
tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 802 giáo viên dạy nghề, đào tạo bồi
dưỡng cho 69 cán bộ giáo viên làm công tác quản lý dạy nghề theo chuyên đề
thuộc Chương trình 1 cho các đối tượng: Bộ đội xuất ngũ; học sinh dân tộc thiểu
số; lao động nông thôn và hộ nghèo; đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất - tái
định cư,...Ngoài ra còn có các đối tượng thanh niên xung phong, dân quân tự vệ,
đối tượng đặc xá, thanh niên vi phạm pháp luật sau cải tạo trở về địa phương,
khi có nhu cầu học nghề thì được lồng ghép vào chương trình đào tạo nghề lao
động nông thôn, chưa có chính sách quy định cụ thể cho các đối tượng này về dạy
nghề trên địa bàn tỉnh. Đối với thanh niên sau cai nghiện ma túy thì được hướng
nghiệp và dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tại huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
Các đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số, người
khuyết tật, người tái định cư, lao động nông thôn … được Nhà nước hỗ trợ học
nghề đã từng bước ổn định việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ngày
càng yên tâm tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước chỉ đạo xây dựng
chính sách, quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân lao động trong mọi tầng lớp nhân
dân lao động trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh những
kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế đòi hỏi ngành Lao động – Thương binh Xã
hội phải tích cực phối hợp với các ngành, các đoàn thể và địa phương đề ra các
biện pháp khắc phục để chương trình đào tạo nghề đạt kết quả cao hơn trong việc mua sắm, bổ
sung trang thiết bị dạy nghề bằng nguồn vốn Trung ương; cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đội ngũ giáo viên còn thiếu so với việc đáp ứng yêu cầu đào tạo lại,
đào tạo nghề cho lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp; cơ chế, chính sách cụ
thể để doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị dạy nghề trong liên kết đào tạo,
xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ thực hành thực tập tại doanh nghiệp; chương
trình khung theo danh mục nghề đào tạo trình độ TCN, CĐN do Bộ Lao động-TBXH
ban hành 48 chương trình tại quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 còn
chưa đầy đủ theo yêu cầu của thực tiễn đào tạo về ngành nghề và kỹ năng nghề
của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,…
Nguyễn Hương