Từ những đặc điểm, tình hình chung của địa phương, đời
sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn bởi: đất canh tác ít, ngành nghề truyền
thống không có, trong khi đó giá cả nông sản các năm gần đây không ổn định, giá
cả phân bón, vật tư nông nghiệp, chăn nuôi lại lên cao vì vậy đời sống người nông
dân càng khó khăn hơn, một số bộ phận nhân dân không có đất sản xuất, sống bằng
nghề làm thuê hoặc buôn bán nhỏ; Trình độ dân trí lại không đồng đều, phong tục
tập quán và cách nghĩ, cách làm của mỗi vùng đan xen trong cộng đồng dân cư nên
cũng dễ nảy sinh những mâu thuẫn. Từ những khó khăn trên nên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác tổ chức tuyên truyền luật cũng như hòa giải tranh chấp trong cộng
đồng dân cư. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã
nên công tác hòa giải ở địa phương thực hiện có hiệu quả.
Trong năm 2009 các Tổ hòa giải xã Long Giao nhận được
25 đơn yêu cầu hòa giải; đã hòa giải thành 18/24 trường hợp, đạt tỷ lệ 75%,
trong đó: tranh chấp quyền sử dụng đất, hòa giải thành 3/4 đơn; tranh chấp dân
sự hòa giải thành 13/16 đơn, hôn nhân gia đình hòa giải thành 01/03 đơn… Đây là
kết quả khá cao trong công tác hòa giải ở cơ sở. Kinh nghiệm ở xã Long Giao
trong công tác hòa giải, ngoài sự tích cực của các hòa giải viên, các tổ hòa
giải thường mời các cụ cao tuổi, có uy tín tại địa phương tham gia hòa giải các
vụ việc... Các trường hợp hòa giải thành, hầu hết các bên đều tự giác thực hiện
theo kết quả hòa giải mà hai bên đã tự nguyện thỏa thuận, không có trường hợp
nào xảy ra hòa giải viên phải đi vận động, thuyết phục để thực hiện. Qua hòa
giải các mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá
nhân trong quan hệ xóm giềng và các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ hợp
đồng dân sự và nghĩa vụ dân sự đã được giải quyết chấm dứt, góp phần củng cố
xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hạn chế tình trạng
khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương,
xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa.

Ông Phạm Ngọc Tuấn – Phó Ban Pháp
chế HĐND tỉnh
phát biểu tại buổi khảo sát
Tuy nhiên theo đánh giá của đoàn khảo sát, địa phương
còn một số điểm cần khắc phục, đó là cơ sở pháp lý, thủ tục hình thành các tổ
hòa giải: Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 về quy định chi tiết
một số điều của pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định: Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên
của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu tổ viên tổ hòa giải. Việc bầu tổ viên tổ hòa
giải được tổ chức ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và cụm dân cư nơi Tổ hòa
giải hoạt động và người được bầu là tổ viên Tổ hòa giải phải được quá nửa số
người tham gia bầu tán thành, Tổ trưởng tổ hòa giải do các tổ viên tổ hòa giải
bầu trong số tổ viên của tổ. Nhưng, việc bầu tổ trưởng và tổ viên tổ hòa giải ở
các xã chưa thực hiện đúng quy định, tổ trưởng do UBND xã căn cứ tình hình ở
địa phương chỉ định, thường là trưởng ấp là tổ trưởng tổ hòa giải, có tổ hòa
giải cơ cấu cả công an ấp, như vậy là chưa đúng quy định và ý nghĩa của việc
thành lập tổ hòa giải vì Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân
được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực
hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hòa giải …; sự phối kết hợp của UBMTTQ, Hội
nông dân tham gia hòa giải chưa đầy đủ và thường xuyên; một số thành viên trong
ban hòa giải và tổ hòa giải chưa thường xuyên tham gia công tác hòa giải đã làm
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác hòa giải …; Đồng thời chưa thực hiện tốt công
tác phân loại, xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc…; kinh phí hỗ trợ cho
hoạt động hòa giải còn hạn chế, hòa giải viên không được hưởng chế độ, hoạt
động của tổ hòa giải chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình của các thành viên là chủ
yếu …; công tác bồi dưỡng các tổ hòa giải đã được quan tâm nhưng trình độ của
hòa giải viên vẫn còn hạn chế … chưa tổ chức họp giao ban, báo cáo định kỳ nên việc cập nhật thông tin
chưa tốt.
Sĩ Tiến