Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Kết quả thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 18/12/2024
  ​Công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc của các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh
 

​     Theo thống kê, tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 14/11/2024 có hồ sơ quản lý là 3.379 người, giảm 68 người so với cùng kỳ năm 2023 (3.379/3.447), bao gồm: Số đang ở ngoài xã hội là 1.663 người (trong đó có 952 người đang điều trị Methadone, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng 711); số đang trong cơ sở cai nghiện là 1.207 người; trong trại tạm giam, nhà tạm giữ là 509 người.

     Tính đến 14/11/2024, đã tổ chức cai nghiện cho 1.397 người bằng 40,5% tổng số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, (đạt 162,06% so với Kế hoạch (1.397/862), giảm 37 người so với cùng kỳ năm 2023 (1.397/1.434), vượt 15,5% theo Nghị quyết Tỉnh ủy giao (40,5%/25%). Các Cơ sở điều trị methadone đang tổ chức điều trị cho 1.050 người, đạt 74,8% kế hoạch (1.050/1.404), Lũy tích số người từng tham gia điều trị Methadone là 5.322 người. Trong đó: Số người điều trị duy trì liều là 963 (chiếm 91,7%); Số người đang trong giai đoạn dò liều là 87 (chiếm 8,3%).

     Quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy: Tổ chức quản lý sau cai nghiện mới cho 330 người, nâng tổng số người sau cai nghiện hiện đang được quản lý lên 812 người. Tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho 379 học viên tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai. Tổ chức dạy nghề cho 350 học viên tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai, với các nghề như: Công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện dân dụng, hàn kỹ nghệ sắt, vận hành xe nâng, chăn nuôi thú y…. Sau khi học viên hoàn thành chương trình cai nghiện tại Cơ sở trở về cộng đồng đã được chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn quản lý, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện (chứng thực hồ sơ xin việc, hồ sơ vay vốn… ), giới thiệu việc làm giúp họ ổn định cuộc sống hoàn nhập đồng đồng.

     Nhìn chung, các đơn vị đã tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống ma túy nói chung, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy nói riêng; quán triệt, triển khai nghiêm túc Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời chủ động nghiên cứu, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

     Công tác cai nghiện đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi từng bước được nâng cao, người nghiện ma túy đã được tiếp cận nhiều dịch vụ cai nghiện có chất lượng tốt. Việc giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện được quan tâm hơn trước, công tác tổ chức dạy nghề (tại cơ sở cai nghiện), giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn (tại các địa phương) gắn với chương trình giảm nghèo, vay vốn, giải quyết việc làm và các chương trình kinh tế - xã hội khác nên nhiều người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

      Một số khó khăn, hạn chế

     Công tác tuyên truyền, giáo dục, tuy có bước chuyển biến tích cực nhưng chưa đủ mạnh, chưa tập trung vào đối tượng đích, đối tượng có nguy cơ cao như: Thanh thiếu niên bỏ học, người không có việc làm tụ tập ăn chơi, học sinh, sinh viên, người sau cai nghiện…; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú, chưa thu hút được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Công tác hỗ trợ vốn, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đã được triển khai nhưng còn ít so với số người nghiện sau cai đang quản lý trên địa bàn và thiếu tính bền vững.

     Các Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng tập trung cấp huyện mới chỉ dừng ở việc tiếp nhận, quản lý, cắt cơn nghiện ma túy, chưa tổ chức được việc giáo dục sửa đổi hành vi, dạy văn hóa, dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện tại các cơ sở, đặc biệt là công tác kết nối với cộng đồng khi giải quyết cho người cai nghiện khi trở về địa phương. Công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng ở một số địa phương triển khai còn chậm, chưa thực hiện đầy đủ 03 giai đoạn của công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định Nghị định số 116/2021/NĐ-CP cùa Chính phủ, mặt khác vẫn còn 03 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng tập trung cấp huyện chưa được công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định tại Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

     Để thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện ma túy trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện ma túy. Chú trọng thực hiện các biện pháp xã hội hóa công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện dựa vào cộng đồng; phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình cai nghiện phù hợp; huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; thực hiện đa dạng, hình thức huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai…

Đức Thể​