Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 21/08/2020
​Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp chính tiêu thụ thông qua hình thức hợp tác, liên kết đạt 40,85%, vượt chỉ tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp (mục tiêu 2020: tối thiểu 20%).​

​    Trong giai đoạn 2016 - 2020 mặc dù ngành nông nghiệp Đồng Nai phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của thị trường. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của ngành, sự tham gia đóng góp tích cực của các thành phần kinh tế, sự cần cù, sáng tạo vượt khó của người nông dân, do đó có 6/7 chỉ tiêu đạt theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và Nghị quyết số 179/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (tiêu chí tỷ lệ che phủ rừng không đạt do thống kê tỷ lệ che phủ rừng theo quy định mới của Bộ NN-PTNT), nổi bật trong đó là 3/3 chỉ tiêu về nông thôn mới hoàn thành trước 02 năm so với mục tiêu nghị quyết được giao.

GRDP nông, lâm, thủy sản năm 2020 (theo giá so sánh) ước đạt 21.123 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn (2016 – 2020) đạt 3,1 %/năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, cao hơn 0,39% so với bình quân chung cả nước (Cả nước tăng 2,71%). Giá trị sản xuất (GTSX) nông lâm thủy sản năm 2020 (theo giá so sánh) ước đạt 43.504 tỷ đồng, tăng  bình quân 3,6%/năm, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch (Trong đó: Nông nghiệp tăng 3,46%/năm; lâm nghiệp tăng 3,22%/năm; thủy sản tăng 6,39%/năm). Tỷ trọng của ngành trong GRDP toàn tỉnh chuyển dịch đúng hướng, từ 11,76% năm 2016 xuống còn 9,2% năm 2019 và dự ước còn 8,3% trong năm 2020. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành có giá trị kinh tế cao gắn với tín hiệu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu, Cụ thể:

 

Chỉ tiêu

ĐV

Chỉ tiêu

NQ giao

Ước TH

2016 -2020

1. Tốc độ tăng GTSX NLTS

%/năm

3 - 4

3,6

 

2. Tốc độ tăng GRDP NLTS

%/năm

3 - 4

3,1

 

3. Chỉ tiêu về xây dựng NTM

 

 

 

 

3.1. Tỷ lệ số xã đạt chuẩn NTM

%

80

100

 

3.2. Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM nâng cao

%

15

39,85

 

3.3. Đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM

%

80

100

 

4. Tỷ lệ che phủ rừng

%

29,76

29,29

 

5. Tỷ lệ che phủ cây xanh

%

52

52

 

6. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo QC quốc gia

%

80

80

 

     1-trang-trai-1.jpg
    Trang trại nuôi gà để trứng đảm bảo về an toàn dịch bệnh, môi trường tại xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, như sau:

Tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp trong thời gian qua chưa đồng đều và thiếu ổn định, chuyển dịch cơ cấu từng ngành, lĩnh vực có chuyển biến nhưng còn chậm; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh; chưa hình thành được nhiều vùng nguyên liệu quy mô lớn để thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản phát triển; sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa thể hiện được sự dẫn dắt, đột phá cho ngành nông nghiệp; sản phẩm đạt chứng nhận sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của tỉnh; nguồn vốn từ ngân sách bố trí để đầu tư các công trình thủy lợi chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế, mới chỉ đạt khoảng 43% so với nhu cầu thực tế; diện tích đất sản xuất được tưới từ các công trình còn thấp, mới chỉ đạt 11,8%; Công tác quản lý đất lâm nghiệp gắn với giao khoán đất tại các đơn vị chủ rừng thực hiện chưa thực sự tốt; ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế về quy mô, chưa tạo được “đột phá” để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, năng suất lao động nông nghiệp mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa nhiều; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm (thương hiệu, nhãn hiệu, quy cách mẫu mã, điều kiện ATTP,..), trong khi số lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu chưa nhiều, công tác dự báo cung, cầu còn nhiều hạn chế...

Bài học kinh nghiệm rút ra từ những hạn chế trên là: Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, để mọi đối tượng hiểu và nắm rõ được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Hai là, vận dụng cụ thể hóa và thực hiện tốt các cơ chế chính sách, để các chính sách thực sự khuyến khích, thúc đẩy, thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hóa quy mô lớn; Ba là, trên cơ sở lợi thế của địa phương, nhu cầu thị trường, xác định đúng các loài cây trồng, vật nuôi chủ lực trong hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, để khai thác tốt thế mạnh của địa phương và đạt hiệu quả cao với từng cây trồng, vật nuôi; Bốn là, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để tạo đột phá trong tăng năng suất, chất lượng và sản lượng, gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm (chế biến sâu, chế biến tinh), các dịch vụ, đặc biệt là giống, thú ý, bảo vệ thực vật. Đẩy mạnh đào tạo lao động kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn; Năm là, gắn chặt thực hiện các tiêu chí nông thôn mới có liên quan, nhất là tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, nông thôn ổn định và bền vững.​

Nguyễn Bình