Ngày 2 tháng 7 năm 2025 - 5:41:0 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Khó khăn trong quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở Đồng Nai Đăng ngày: 03/09/2009
Khó khăn của ngành chăn nuôi ở Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước là chuồng trại chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư, ô nhiễm môi trường, chuồng trại đạt quy chuẩn chưa nhiều...
 |
Chăn nuôi bò ngay trong khu dân cư tại xã Phú Lập huyện Tân Phú | Với quan điểm phát triển chăn nuôi mà trọng tâm là chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ, đảm bảo cho người chăn nuôi làm giàu ổn định, trong hai năm 2008 và năm 2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn 03 huyện: Thống Nhất, Định Quán và thị xã Long Khánh; phê duyệt đề cương - dự toán quy hoạch đối với 05 địa phương là: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Thành và Vĩnh Cửu; đang xem xét phê đề cương - dự toán quy hoạch đối với huyện Tân Phú. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ có thành phố Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch là không thực hiện quy hoạch là do các địa này quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị.
Mục đích xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; xác định khu vực chăn nuôi tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường; thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn; quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, khó khăn của thực hiện quy hoạch chăn nuôi hiện nay là một số vùng thuận lợi cho việc chăn nuôi nhưng không thực hiện quy hoạch, vì phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước trên sông Đồng Nai và Sài Gòn; chuồng trại chăn nuôi nằm xen kẽ trong khu dân cư; một số nơi bị ô nhiễm môi trường; số trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn, chuồng trại đạt quy chuẩn và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi chưa nhiều, nên chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; người dân chủ yếu bán cho tư thương, vì vậy việc giết mổ, vận chuyển đảm bảo an toàn thực phẩm còn là vấn đề bất cập.
Bất cập của cơ chế chính sách là đang tồi tại 02 quyết định quy định về định mức chi phí cho việc lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu, cụ thể là: Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007, dẫn đến gặp khó khăn trong hợp đồng tư vấn xây dựng quy hoạch của các địa phương. Mặt khác, hiện nay Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chăn nuôi di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề, nên việc thực hiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn.
Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, ngoài những khó khăn nêu trên, việc lập quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung còn một khó khăn nữa là hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau chưa thống nhất: Một: xem quy hoạch vùng khuyến khích chăn nuôi như quy hoạch khu công nghiệp tập trung, do đó yêu cầu phải tiến hành giải tỏa, di dời, quy hoạch chi tiết như đối với khu công nghiệp tập trung. Hai: Xem quy hoạch chăn nhuôi là vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, vừa có chăn nuôi, vừa có trồng trọt, xử lý môi trường…
Được biết, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã có văn bản kiến nghị gửi Cục chăn nuôi để được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nêu trên.
Đặng Quang Huy
|
|
|