Cụ thể nhiệm vụ chung kích cầu tiêu dùng,
hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước theo chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Sớm đưa vào vận hành các công
trình, dự án đầu tư tạo năng lực sản xuất mới. Trong đó, tập trung rà soát, ưu
tiên các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, các
gói tín dụng, đất đai cũng như các chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham
gia thực hiện các dự án phù hợp với quy mô và tín hiệu thị trường.
- Khơi thông thị trường trong
nước, có chính sách khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh
vực mà sản xuất trong nước có thế mạnh, còn năng lực sản xuất và thị trường
trong nước có nhu cầu.
- Rà soát và có chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
- Triển khai các giải pháp kết
nối vùng nhằm giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông
hàng hóa giữa các vùng; hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển đầu tư về các vùng có
lợi thế cạnh tranh về các yếu tố như mặt bằng sản xuất kinh doanh, nguồn lao
động dồi dào và giá nhân công rẻ để giảm chi phí sản xuất.
- Các Bộ, cơ quan, địa phương
triển khai ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn
(big data), công nghệ blockchain để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách, đơn
giản hóa thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến
thương mại thị trường trong nước, kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin
thị trường, tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ
thị 03-CT/TW năm
2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới và Chỉ thị 28/CT-TTg năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
Ngọc Dung