Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 70-T11-2010

Luật Lý lịch tư pháp: Quan điểm xây dựng và sự cần thiết khi ban hành.

Đăng ngày: 15/05/2013
​Khái niệm “Lý lịch tư pháp” được sử dụng khác nhau theo cách gọi của mỗi nước nhưng đều hàm chứa những nội dung tương tự là ghi nhận thông tin về các chế tài, hình phạt mà do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã tuyên xử đối với một cá nhân. 

​      ​Ở Việt nam, trong 10 năm qua khái niệm “Lý lịch tư pháp” được hiểu chung nhất là Lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và tình trạng thi hành bản án đó. Thực tiễn cuộc sống cũng như yêu cầu mới của pháp luật trong những năm gần đây cho thấy quản lý Lý lịch tư pháp có ý nghĩa ngày càng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cá nhân chứng minh người đó có hay không có án tích, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời góp phần phục vụ công tác quản lý nhân sự của các cơ quan, tổ chức, phục vụ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, thống kê tư pháp…

      Ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, mỗi cấp tòa án đều có Phòng lục sự với chức năng lập, lưu giữ và cấp phiếu lý lịch Tư pháp. Thời kỳ sau năm 1945, ở vùng Pháp tạm chiếm, chính quyền Bảo Đại đã ban hành Dụ số 14 ngày 01/9/1951(1) quy định chi tiết về Lý lịch tư pháp và ở địa phương có Văn quỹ lý lịch tư pháp đặt tại Tòa sơ thẩm và Tòa hòa giải rộng quyền. Mô hình tổ chức và quản lý Lý lịch tư pháp này về sau vẫn được tiếp tục áp dụng ở Miền nam trước năm 1975. Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tư pháp, giao nhiệm vụ quản lý Lý lịch tư pháp cho Bộ tư pháp. Đến năm 2003, Nghị định được thay thế bởi Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 và đến năm 2008 tiếp tục được thay thế bằng Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ. Như vậy, trong thời kỳ này công tác Lý lịch tư pháp được giao cho Bộ tư pháp và công tác tàng thư căn cước can phạm được giao cho Bộ công an quản lý. Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập Quốc tế cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, trước nhu cầu xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp của công dân ngày càng tăng. Ngày 08/02/1999, Bộ tư pháp và Bộ công an ban hành Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA quy định cơ chế phối hợp giữa ngành Tư pháp và ngành công an trong việc cung cấp thông tin từ hệ thống tàng thư căn cước can phạm của công an để Sở tư pháp cấp phiếu Lý lịch tư pháp. Qua 10 năm thực hiện, Thông tư số 07 đã đạt một số kết quả tích cực, bước đầu đáp ứng yêu cầu của công dân về cấp phiếu Lý lịch tư pháp. Từ năm 1999 đến năm 2008, các Sở tư pháp đã cấp 699.495 (1) phiếu Lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam để làm thủ tục như: Xin việc làm, xuất khẩu lao động, du học, thành lập doanh nghiệp, xuất cảnh, thăm thân nhân…Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, công tác quản lý Lý lịch tư pháp đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: về mặt nhận thức, lý lịch tư pháp có từ thời Pháp thuộc, nhưng do một thời gian dài không có nhu cầu của xã hội nên đã có sự đánh đồng khái niệm giữa lý lịch tư pháp với căn cước can phạm; vai trò riêng của Lý lịch tư pháp trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động tố tụng hình sự chưa được đánh giá đúng mức; Từ năm 1993 đến nay, công tác quản lý Lý lịch tư pháp chưa được triển khai một cách toàn diện, đúng tầm. Việc tra cứu, cấp phiếu còn mang tính chất thủ công, chắp vá, không phù hợp với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền hành chính chuyên nghiệp. Do chưa có cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp riêng nên trong quá trình tra cứu, Sở tư pháp phải thông qua việc tàng thư căn cước can phạm của ngành Công an, việc làm này bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không phù hợp với tinh thần cải cách hành chính hiện nay. Cho đến nay, ngoài Nghị định số 93/2008/NĐ-CP giao chức năng quản lý Lý lịch tư pháp cho Bộ tư pháp và thông tư số 07 quy định việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp, Nhà nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định toàn diện về quản lý Lý lịch tư pháp. Vì những lý do trên, Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ V ngày 17/6/2009, gồm 6 chương, 57 điều.  có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.

      Luật lý lịch tư pháp được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau đây: Thứ nhất: Phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, đặt biệt là các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thứ hai: Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để xây dựng chế định Lý lịch tư pháp riêng, tách ra khỏi nhưng đồng thời có quan hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau với chế định căn cước can phạm, bằng cách xây dựng hệ thống dữ liệu Lý lịch tư pháp từng bước vững chắc theo đúng nguyên tắc của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; gắn với việc quản lý dữ liệu lý lịch tư pháo với cấp Phiếu lý lịch tư pháp phụ vụ nhu cầu của người dân. Thứ ba: Đảm bảo công tác quản lý Lý lịch tư pháp phải chặt chẽ, nhưng thủ tục giải quyết yêu cầu của người dân thì phải minh bạch, đơn giản, tôn trọng quyền dân chủ và bí mật đời tư của công dân. Thứ Tư: Kế thừa những thành tựu đạt được trong thực tiễn về tổ chức và quản lý Lý lịch tư pháp những năm qua, đồng thời có sự chọn lọc, vận dụng phù hợp kinh nghiệm một số nước về quản lý Lý lịch tư pháp.