Theo chương trình Kỳ họp thứ tám, buổi sáng: Quốc
hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và báo cáo thẩm
tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Tờ trình và
Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra
về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm
2030; sau đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều,
Quốc hội thảo luận ở tổ về: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia tổ thảo
luận 07 cùng Đoàn ĐBQH Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế.
Tham gia góp ý đối với các Dự thảo luận, Các vị Đoàn
ĐBQH tỉnh Đồng Nai tích cực đóng góp nhiều ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quảng cáo và Luật Hóa chất và các nội dung có liên
quan tại phiên thảo luận.
Theo Đại biểu Quản Minh Cường kiến nghị giao cho một bộ
hay một cơ quan chủ quản nào đó chịu trách nhiệm chính trên lĩnh vực quản lý
nhà nước về quảng cáo để rõ ràng trách nhiệm. Về Chủ trương đầu tư Chương trình
mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu kiến nghị bổ sung
bộ đội biên phòng được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu tại nội dung
các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến 2030: “ Trên 80% cán bộ, chiến sĩ lực lượng
chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an nhân dân,
Cảnh sát biển, Hải quan được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu.
Đồng chí Quản Minh Cường- Phó bí thư Tỉnh ủy,
trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu tại phiên thảo luận
Cũng tại buổi thảo luận, ĐBQH Đỗ Huy Khánh chỉ ra về
quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (khoản 4 Điều 1 dự thảo
Luật bổ sung Điều 15a), chưa quy định cụ thể cơ chế xác nhận đối với người chuyển
tải là người có ảnh hưởng “đã trực tiếp sử dụng sản phẩm” khi đăng tải ý kiến,
cảm nhận về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ… trên mạng xã hội
cũng như chế tài xử lý. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì có quy định phù hợp với
người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, nhất là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma
túy đến năm 2030.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Quang đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 tiếp tục rà
soát quy định mục tiêu tổng quát để bảo đảm tính bao quát, toàn diện, kết hợp
chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma
túy, làm cơ sở để quy định các mục tiêu cụ thể.
Đại biểu Nguyễn Công Long phản ánh tình trạng trình độ
giám định ma túy tổng hợp chưa thực hiện được ở địa phương. Chính vì vậy rất cấp
bách trong việc nâng cao năng lực của hệ thống trang thiết bị, đội ngũ cán bộ
thực hiện công tác phòng chống ma túy.
Ngoài ra, các ĐBQH quan tâm đến các vấn đề Để kịp thời
giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quảng cáo, đại biểu đề nghị cơ
quan soạn thảo kế thừa quy định tại Khoản 8, Điều 4 của Luật Quảng cáo năm
2012, để bổ sung vào dự thảo luật quy định là: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND
các cấp phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động quảng
cáo để bảo đảm thống nhất trong nội dung quản lý nhà nước về quảng cáo.
Tại Điểm b, khoản 1 của Điều 19 quy định không được quảng
cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc, đề nghị bổ sung thêm cụm từ là
thiết bị y tế và viết lại như sau: Không được quảng cáo mỹ phẩm và thiết bị y tế
gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Vì trong thực tế, một số thiết bị y tế dùng
để hỗ trợ điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật, hoặc bù đắp tổn thương, chấn
thương có dạng sản phẩm hoặc là dạng bào chế dễ gây hiểu nhầm như thuốc, dễ làm
cho người sử dụng bị nhầm lẫn.
Nguyễn Hương