Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương.
Nghị định
45/2025/NĐ-CP quy định các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm: 1.
Sở Nội vụ; 2. Sở Tư pháp; 3. Sở Tài chính; 4. Sở Công Thương; 5. Sở Nông nghiệp
và Môi trường; 6. Sở Xây dựng; 7. Sở Khoa học và Công nghệ; 8. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; 9. Sở Giáo dục và Đào tạo; 10. Sở Y tế; 11. Thanh tra tỉnh;
12. Văn phòng Ủy ban nhân dân.
Nghị định
45/2025/NĐ-CP quy định các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương gồm: 1.
Sở Ngoại vụ; 2. Sở Dân tộc và Tôn giáo; 3. Sở Du lịch; 4. Sở Quy hoạch - Kiến
trúc được thành lập ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các cơ quan sau
đây không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 45/2025/NĐ-CP:
+ Ban
Quản lý các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế và Ban Quản lý có
tên gọi khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Văn
phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức thuộc cơ quan trung
ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương.
Về khung số lượng
sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nghị định nêu rõ, tổng số lượng sở được
thành lập không vượt quá khung số lượng sở tối đa như sau:
Đối với thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức 15 sở. Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh được quyết định việc thành lập, tổ chức lại, thay đổi tên gọi,
giải thể sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù của địa phương, quy định của Luật Thủ
đô và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Đối với các tỉnh,
thành phố khác được tổ chức không quá 14 sở.
Nghị định số
45/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/3/2025.
Lê Phương