Trên địa bàn tỉnh hiện có 50.000 người khuyết tật, trong đó có 38.000 người
khuyết tật đặc biệt nặng, số người khuyết tật nhẹ khoảng 12.000 người được
hưởng chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên. Từ năm 2012 đến nay, ngân sách tỉnh
đã trợ cấp xã hội hàng tháng cho 143.560 lượt người khuyết tật nặng và đặc biệt
nặng với kinh phí 1.250 tỷ đồng. Đồng thời, người khuyết tật được hỗ trợ dụng
cụ y tế, phục hồi chức năng, cấp thẻ xe buýt miễn phí; tham gia các hoạt động
phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ dành cho người khuyết tật được tỉnh tổ chức hàng năm; các
trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được đến trường học, các em khuyết tật có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và
ngoài công lập...; công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng được chú trọng
quan tâm tạo điều kiện cho người khuyết tật được làm việc, ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công
tác trợ giúp người khuyết tật còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân chưa sâu
rộng. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc
quan tâm đến người
khuyết tật còn chung chung, mang tính hình thức. Sự phối hợp của các ngành,
chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch chăm lo
cho người khuyết tật chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ địa phương không ổn định,
thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác về người khuyết tật. Điều kiện trang
thiết bị y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng như trường học, công trình công cộng, giao thông, nhà
ở chưa được thiết kế xây dựng phù hợp cho người khuyết tật tiếp cận để sinh
hoạt, vẫn còn người khuyết tật chưa được tiếp cận đầy đủ các chính sách trợ
giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng. Mức trợ cấp
xã hội cho người khuyết tật theo quy định còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu
sinh hoạt của người khuyết tật, còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với
người khuyết tật.
Để nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lóp nhân dân, các cấp ủy, chính quyền và
các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội về công tác người khuyết tật, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đưa ra một
số chỉ tiêu cụ thể như: 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được xác định
và cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật và được trợ cấp xã hội hàng tháng ở cộng
đồng hoặc được đưa vào các cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng. 100% bệnh viện
cấp tỉnh và cấp huyện có khoa phục hồi chức năng hoặc có y, bác sĩ chuyên khoa
về phục hồi chức năng. 100% trường tiểu
học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh được triển khai chương trình giáo dục
hòa nhập, song song với hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt; đảm bảo trẻ khuyết
tật dược đến trường học hòa nhập. 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng có nhu cầu
đi lại được hỗ trợ miễn vé đi xe buýt tại các tuyến xe buýt có trợ giá. 100%
các công trình công cộng khi xây dựng mới được áp dụng quy chuẩn quốc gia về
xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Hàng năm, mở
lớp dạy nghề cho 30 - 50 người khuyết tật được đào tạo nghề phù hợp với nguyện
vọng và nhu cầu làm việc; tổ chức giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch
việc làm của tỉnh cho 100 - 200 lượt người khuyết tật trong 01 năm khi có nhu cầu
hỗ trợ xin việc làm. 100% người khuyết tật có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn vay được
hỗ trự vay vốn sản xuất, kinh doanh thông qua các tổ chức tín dụng….
Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ và
giải pháp đặt ra là: Tuyên truyền, quán triệt
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ
chức và nhân đân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết
tật. Tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng đối vói công tác quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về
người khuyết tật. Thực hiện
các chính sách, đề án, chương trình và đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp
người khuyết tật. Tăng cường công tác quản ỉý nhà nước nhằm nâng cao
chất lượng, hỉệu
quả hoạt động của các tổ chức cua người khuyết tật. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật.
Lê Lài