ĐIỀU
1. TÊN GỌI CỦA GIẢI
- Giải
báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) là giải thưởng
hằng năm được trao tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc về Quốc hội, Hội đồng
nhân dân do Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận
Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,
Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
- Năm
2026, tên gọi của Giải là: “Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội
đồng nhân dân lần thứ tư - năm 2026”, gọi tắt là Giải
Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026.
ĐIỀU
2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA GIẢI
- Góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao
nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt
động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND); đẩy mạnh công tác tuyên truyền
đưa nghị quyết của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), quyết sách của HĐND các cấp vào cuộc sống.
- Động
viên, khuyến khích phóng viên, cơ quan báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về
hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội,
đại biểu HĐND các cấp; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân
dân tới Quốc hội và HĐND; đồng thời, ghi nhận và tôn vinh những tác giả có tác
phẩm báo chí xuất sắc về đề tài cơ quan dân cử và đại biểu dân cử.
- Góp
phần xây dựng hình ảnh đại biểu dân cử có đức, có tài đáp ứng tiêu chuẩn, phẩm
chất, năng lực, trình độ; củng cố mối quan hệ hợp tác, gắn bó mật thiết giữa cơ
quan dân cử, đại biểu dân cử với các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Tạo
điều kiện thuận lợi để các nhà báo, phóng viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khai thác kiến thức chuyên sâu về vị trí,
vai trò, tổ chức, hoạt động của cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị.
ĐIỀU
3. NỘI DUNG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ THAM DỰ GIẢI
Các
tác phẩm tham dự Giải cần bám sát Kế hoạch tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc
hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ tư - năm 2026, Chủ đề “80 năm
Quốc hội Việt Nam” và tập trung phản ánh các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Lịch
sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam: phản ánh đậm nét những
dấu mốc quan trọng về quá trình hình thành, phát triển và những dấu ấn, bài học
kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong 80 năm qua; Di sản và những đóng góp to
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ, lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước
ta đối với Quốc hội.
2. Quốc
hội Việt Nam - dấu ấn lập hiến, lập pháp: tập trung phản ánh về lịch sử lập
hiến và lập pháp của Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ; về ý nghĩa, giá trị của
việc Quốc hội thông qua các bản Hiến pháp; sứ mệnh lịch sử, tính kế thừa và
phát triển của từng bản Hiến pháp (ví dụ: giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của
Hiến pháp năm 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; về Hiến pháp năm 1959
trong hình thành thể chế pháp lý mới; về Hiến pháp năm 1992, đánh dấu
một bước ngoặt trong việc cải cách hệ thống chính trị và pháp luật của Việt
Nam; Hiến pháp năm 2013; mục đích, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Hiến pháp năm 2013); ý nghĩa, vai trò của các đạo luật quan trọng, như: Luật
Đất đai; Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật hình sự, Luật
Biển Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật An ninh mạng, Luật
Bảo vệ môi trường…; cải cách thể chế đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ
nguyên vươn mình của dân tộc.
Dấu ấn
trong đổi mới tư duy lập pháp Quốc hội khóa XV theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu
quản lý nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất,
khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt
khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, triệt
để cắt giảm thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ
thể trong các quy định pháp luật. Đồng thời đạt tới mục tiêu các luật ban hành
phải đảm bảo ngắn gọn, thực chất, quy định đúng và đủ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Quốc hội, có tính ổn định, giá trị lâu dài theo tinh thần chỉ đạo của
đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
3. Quốc
hội trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước
- Quốc
hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Quốc hội thông qua các chính sách mở cửa, cải
cách, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế (năm
1986).
- Quốc
hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cụ thể: Thúc đẩy và giám sát
quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị; định hướng, thúc đẩy tạo đột phá phát triển khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế; tạo điều kiện,
khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, phát huy tiềm năng và động lực của khu
vực kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển đất nước; định hướng và giám sát
quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc trong bối cảnh thế
giới có nhiều biến động.
- Nêu
bật những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV; ý nghĩa lịch sử của Kỳ họp thứ
9, Quốc hội khoá XV; việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc Hội, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đi vào thực tiễn cuộc sống nhất là đối với người dân và doanh nghiệp;
quyết tâm và những kết quả đạt được của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban
của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trong việc ứng dụng khoa học, đổi mới sáng tạo,
xây dụng Quốc hội số; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
- Ý
nghĩa, tầm quan trọng các quyết sách của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp, nhất là các quyết sách đột phá về hạ tầng, tạo động lực
và không gian phát triển mới cho đất nước, địa phương (quyết định chủ trương đầu
tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận...).
4. Hoạt
động giám sát của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; giám sát tối
cao của Quốc hội trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; giám
sát tối cao của Quốc hội đối với nền hành pháp ở Việt Nam...; những kết quả nổi
bật trong hoạt động giám sát của Quốc hội; dấu ấn hoạt động giám sát của Quốc hội
khóa XV; việc thực hiện chức năng hướng dẫn, giám sát hoạt động của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân.
5. Hoạt
động đối ngoại của Quốc hội trong hội nhập quốc tế và triển khai đường lối đối
ngoại của Đảng, Nhà nước để xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất
nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; sáng kiến và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam; Quốc
hội Việt Nam với các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế (tham gia Liên minh Nghị
viện Thế giới (IPU), Hiệp hội Nghị viện ASEAN (AIPA), Diễn đàn Nghị viện châu Á
– Thái Bình Dương (APPF)...; dấu ấn hoạt động đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
6.
Tôn vinh vai trò của những tập thể, cá nhân xuất sắc có đóng góp lớn trong hoạt
động của Quốc hội; phản ánh vị trí, vai trò và những đóng góp quan trọng của
các vị Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội qua các thời
kỳ...
7.
Những cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, gồm:
đổi mới tư duy lập pháp, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất
lượng hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng;
nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội; đổi mới về cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt
động, các kỳ họp Quốc hội, trong đó chú trọng hoạt động của Quốc hội khóa XV; đổi
mới về phương thức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về Quốc hội.
8. Quốc
hội khóa XV trong việc thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu
quả, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, hướng tới mục tiêu phục
vụ tốt nhất người dân và phát triển đất nước.
9. Công
tác phối hợp hoạt động của Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác. Hoạt động, sáng kiến và vận hành hiệu quả
của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; sự phối hợp của Hội đồng Dân tộc,
các Ủy ban với các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ, sự kiên trì sát sao giải
quyết đến cùng vấn đề vì tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
10. Quá
trình hình thành, phát triển của Hội đồng nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Hội đồng nhân dân; vị trí, vai trò, quá trình, kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng nhân dân; những đổi mới trong tổ
chức, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân đối với phát triển đất nước;
những điển hình về sự nỗ lực, sáng tạo của Hội đồng nhân dân khi thực hiện
chính quyền địa phương 2 cấp; vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân ở
địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đặc biệt trong việc lắng
nghe và giải quyết kiến nghị của cử tri.
11. Mối
quan hệ mật thiết, gắn bó của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với người dân; sự tin
cậy, niềm tin của Nhân dân đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tâm tư, nguyện
vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri và Nhân dân tới Quốc hội, Hội đồng nhân
dân; đóng góp của cử tri, Nhân dân trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
12. Phản
ánh các hoạt động, sự kiện của Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành trung ương, địa
phương hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt
Nam (06/01/1946 - 06/01/2026).
ĐIỀU
4. TÁC GIẢ THAM DỰ GIẢI
1. Mọi
công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước
ngoài), người có quốc tịch nước ngoài có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí
của Giải đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện
một tác phẩm thì giải sẽ trao cho Nhóm tác giả (số lượng tác giả của một nhóm tối
đa là 07 người. Đối với các chương trình lớn của loại hình phát thanh, truyền
hình nhóm tác giả có số lượng tối đa 10 người với các chức danh chính như kịch
bản, biên tập, đạo diễn, quay phim, dẫn chương trình). Mỗi tác giả, nhóm tác giả
được gửi tối đa 05 tác phẩm. Cùng một nội dung, đề tài, tác giả không được gửi
tham dự Giải ở các thể loại khác nhau.
2.
Tác giả tham dự Giải không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam;
không vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
3.
Thành viên của Hội đồng Chấm Giải Diên Hồng được gửi tác phẩm tham dự Giải
nhưng không được tham gia chấm chính tác phẩm của mình.
ĐIỀU
5. TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI
- Các
tác phẩm dự Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026 được viết bằng tiếng Việt (hoặc
tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt), đã đăng
tải, phát sóng trong thời gian từ ngày 21/11/2024 (ngay
sau hạn đăng phát các tác phẩm tham dự Giải Diên Hồng lần thứ ba) đến hết
ngày 10/11/2025 trên các báo, đài, tạp chí được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép hoạt động báo chí. Các tác phẩm dự thi là những tác phẩm được xuất
bản, đăng tải, phát sóng lần đầu tiên, nguyên gốc, không chỉnh sửa, biên tập và
phát lại.
- Những
tác phẩm đã được nhận Giải thưởng của Giải báo chí quốc gia hay các cuộc thi của
địa phương, ngành hoặc liên ngành Trung ương được quyền dự Giải Diên Hồng lần
thứ tư - năm 2026 nhưng cần ghi rõ mức giải và đơn vị, thời gian tổ chức giải.
- Tác
phẩm dự Giải bảo đảm đúng quy định Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư - năm 2026,
bảo đảm đúng chủ đề, nội dung, sự nghiêm túc, chính xác, trung thực (đúng địa
chỉ, sự việc, số liệu, thời gian), có tính thuyết phục cao về nội dung, hình thức
thể hiện và có giá trị tuyên truyền cao.
- Tác
phẩm dự Giải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền; tác giả/nhóm tác giả gửi
tác phẩm dự Giải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý liên quan đến tác phẩm.
Nghiêm cấm các trường hợp sao chép, nếu tác phẩm có sao chép hoặc lợi dụng tác
phẩm dự Giải để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc thì tác giả phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật.
- Ban
Tổ chức không xem xét tác phẩm dự Giải của tác giả/nhóm tác giả vi phạm Quy định
về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội
của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật;
các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tranh vẽ, tiểu phẩm, truyện ngắn, câu chuyện
văn nghệ, kịch truyền thanh); tác phẩm đang chờ ý kiến thẩm định của cơ quan chức
năng.
- Tác
phẩm dự Giải là tác phẩm đơn lẻ hoặc chùm tác phẩm. Chùm tác phẩm có số lượng
không quá 05 kỳ đối với tác phẩm báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử
và không quá 10 kỳ đối với sản phẩm báo chí đa phương tiện của cùng tác giả hoặc
Nhóm tác giả về cùng một sự kiện, đề tài. Ban Tổ chức không chấm chùm tác phẩm
vượt quá số lượng, chùm tác phẩm ghép từ những tác phẩm độc lập hay chùm tác phẩm
lựa chọn từ các tác phẩm nhiều kỳ (trường hợp đặc biệt vượt quá số kỳ
nêu trên hoặc hình thức thể hiện mới Ban Tổ chức Giải sẽ xem xét cụ thể).
- Tác
phẩm dự Giải phải ghi rõ họ tên tác giả (tên khai sinh và bút danh nếu có); tên
tác phẩm, thể loại báo chí, đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; ngày,
tháng, năm đăng báo, tạp chí, phát sóng của tác phẩm. Nếu là tập thể tác giả,
phải ghi tên từng tác giả, nếu sử dụng bút danh phải ghi rõ tên thật (trong hồ
sơ).
- Những
tác phẩm bị coi là phạm quy (bị loại) là tác phẩm không đáp ứng các quy định đã
nêu trong Thể lệ này.
- Loại
hình báo chí dự Giải: Báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, báo
nói, báo hình.
- Thể
loại báo chí dự Giải là các tác phẩm thuộc 03 nhóm thể loại: Thông tấn; chính
luận và chính luận nghệ thuật; một số thể loại báo chí đa phương tiện. Cụ thể
bao gồm: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, chính luận,
phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, bút ký báo chí, giao lưu, tọa đàm, phim
tài liệu, ảnh báo chí, Infographic, Video clips, Podcast, sản phẩm báo chí dữ
liệu,…
- Ban
Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự Giải và được quyền sử dụng bản quyền tác phẩm
dự Giải để tuyên truyền.
ĐIỀU
6. CƠ QUAN BÁO CHÍ THAM DỰ GIẢI
Cơ
quan báo chí được trao Giải Diên Hồng phải đạt các điều kiện sau:
- Được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền
thông.
-
Tích cực tham gia hưởng ứng Giải Diên Hồng.
- Tổ
chức phát động Giải tại cơ quan bài bản, khoa học, sáng tạo, thu hút nhiều
phóng viên, biên tập viên tham gia và đạt nhiều kết quả tuyên truyền về Quốc hội
và HĐND.
- Là
cơ quan có tác giả, tác phẩm đoạt Giải hoặc được vào vòng chung khảo.
ĐIỀU 7.
CÁCH THỨC THAM DỰ GIẢI
-
Đối với tất cả các tác phẩm dự Giải phải có xác nhận của đơn vị, cơ quan
chủ quản, trong đó ghi rõ: Họ và tên tác giả (cả tên khai sinh và
bút danh nếu có), tên tác phẩm, loại hình, thể loại báo chí, đơn vị, địa
chỉ, điện thoại của tác giả; ngày, tháng, năm đăng báo, tạp chí hoặc phát sóng
của tác phẩm. Nếu là tập thể tác giả, phải ghi tên từng tác giả, nếu sử dụng
bút danh phải ghi rõ tên thật (trong hồ sơ).
-
Đối với tác phẩm báo in, tạp chí in: Gửi phần tác phẩm được đăng cắt từ
các báo, tạp chí hoặc sao chụp nguyên trạng từ tác phẩm gốc. Bản in phải sạch,
đẹp, rõ ràng. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ, phải cắt dán phần tiếp nối
trên giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và đánh số trang rõ ràng phần tiếp nối. Không nhận
tác phẩm đánh máy lại. Tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra
tiếng Việt, tác phẩm thể hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bản dịch ra
tiếng phổ thông.
-
Đối với tác phẩm phát thanh: Gửi phần thuyết minh và kịch bản, lời
bình kèm theo USB (hoặc có đường dẫn) ghi nội dung tác phẩm. Mỗi USB chỉ ghi 01
tác phẩm (không nhận đĩa DVD). Nếu là tiếng dân tộc
thiểu số, tiếng nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt. Thời lượng tác phẩm
phát thanh tối đa 60 phút/tác phẩm (trường hợp đặc biệt vượt quá thời
lượng 60 phút/tác phẩm Ban Tổ chức Giải sẽ xem xét cụ thể).
-
Đối với tác phẩm truyền hình: Cần ghi lên USB (không nhận
đĩa DVD), mỗi USB chỉ ghi 01 tác phẩm. Nếu là truyền hình tiếng
dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm bản dịch ra tiếng Việt hoặc có phụ
đề tiếng Việt. Các tác phẩm phải gửi kèm theo đường link tác phẩm trên trang điện
tử của Đài (nếu có). Thời lượng tác phẩm truyền hình tối đa 90 phút/tác phẩm (trường
hợp đặc biệt vượt quá thời lượng 90 phút/tác phẩm Ban Tổ chức Giải sẽ xem xét cụ
thể).
-
Đối với tác phẩm báo điện tử, tạp chí điện tử: Phải là tác phẩm
công bố lần đầu, thực hiện riêng cho báo điện tử, tạp chí điện tử, không phải
là phiên bản của báo in, tạp chí in. Nếu là tác phẩm tiếng nước ngoài phải có bản
dịch ra tiếng Việt. Tác phẩm báo điện tử, tạp chí điện tử cần in trên giấy khổ
A4, ghi rõ tên báo, tên tạp chí, tên tác giả và thời gian đăng tải, có hình
giao diện của báo, tạp chí, đường link của bài, kèm theo xác nhận của đơn vị chủ
quản (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Hội đồng chấm giải chấm theo đường
link tác phẩm.
-
Đối với tác phẩm ảnh báo chí: Phải là tác phẩm ảnh gốc, không chấp nhận ảnh
chụp/photo lại từ ảnh gốc. Mỗi ảnh cần kèm theo chú thích rõ ràng, thời gian chụp,
địa điểm chụp.
Tác
phẩm ảnh báo chí bao gồm ảnh đơn, chùm ảnh hoặc phóng sự ảnh. Đối với chùm ảnh
hoặc phóng sự ảnh về một nội dung đăng báo có nhiều ảnh, chỉ tuyển chọn mỗi
chùm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc
cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử).
- Đối
với sản phẩm, tác phẩm báo chí đa phương tiện (Infographic, Video clips,
Podcast, sản phẩm báo chí dữ liệu,…): Phải gửi đường link tác phẩm và bản
in chụp từ giao diện điện tử (đối với các sản phẩm trên báo điện tử, tạp chí điện
tử), ghi dữ liệu bằng file trong USB, trong nhãn USB và file cung cấp đầy đủ
thông tin tên đơn vị, tên sản phẩm/tác phẩm, tác giả, loại hình, thể loại, thời
lượng và thời gian phát hành, nơi phát hành; kèm theo đề cương, kịch bản và bản
thuyết minh sản phẩm. Nội dung sản phẩm/tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài phải
có bản dịch ra tiếng Việt, tác phẩm thể hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có
bản dịch ra tiếng phổ thông.
Tác
phẩm dự thi không xem xét theo loại hình, thể loại tác phẩm. Không xem xét sản
phẩm báo chí số ghép từ những tác phẩm độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ
không cùng thời điểm và đề tài.
ĐIỀU 8.
NGUYÊN TẮC CHẤM GIẢI
1.
Chính xác, trung thực, khách quan, công bằng.
2.
Đúng Thể lệ Giải, tiêu chí, thang điểm do Ban Tổ chức công bố.
3. Đề
cao trách nhiệm, tính độc lập của các thành viên Hội đồng chấm giải.
4.
Giám khảo chấm điểm theo từng tiêu chí do Ban Tổ chức Giải quy định.
5. Hội
đồng chung khảo tổ chức họp toàn thể bỏ phiếu bầu chọn các tác phẩm trao giải Đặc
biệt, A, B, C, Khuyến khích. Việc bỏ phiếu thực hiện theo Thể thức bỏ phiếu do
Hội đồng Chung khảo quy định.
ĐIỀU 9.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ GIẢI
- Thời
gian nhận tác phẩm: Từ ngày 05/01/2025 (ngày phát động Giải) đến
ngày 12/11/2025 (theo dấu Bưu điện).
- Địa
chỉ nhận tác phẩm:
+ Nhận
qua đường văn thư: Văn phòng Quốc hội (Vụ Thông tin): số 22 Hùng Vương, Ba
Đình, Hà Nội.
+ Nhận
trực tiếp tại Vụ Thông tin: P413, số 35 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm,
HN. ĐTCQ: 080.46107. DĐ: 0973889764.
Lưu ý: Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài phong bì ghi rõ: Giải
báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ban Tổ chức Giải không chịu
trách nhiệm nếu tác phẩm tham dự Giải bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu
điện.
ĐIỀU
10. THỜI GIAN TRAO GIẢI
Giải
báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ tư
- năm 2026 được trao vào tháng 12/2025.
ĐIỀU
11. GIẢI THƯỞNG
1.
Số lượng, giá trị giải thưởng
a.
Đối với tác phẩm: Giải thưởng được trao cho các tác phẩm báo chí
xuất sắc thuộc các thể loại báo chí với số lượng và giá trị giải thưởng như
sau:
b.
Đối với tập thể: Ban Tổ chức sẽ trao Giải “Xuất sắc” cho 15 cơ
quan báo chí tiêu biểu, các cơ quan/đơn vị tích cực tham gia hưởng ứng Giải; mỗi
giải 10 triệu đồng.
-
Ngoài ra, xét tặng 02 Giải thưởng dành cho các cơ quan báo chí
có các tác phẩm gây được ấn tượng tốt theo bình chọn của Hội đồng chấm Giải (nếu
có); mỗi giải trị giá 20 triệu đồng.
Căn
cứ chất lượng thực tế của các tác phẩm báo chí tham dự Giải, Ban Tổ chức sẽ xem
xét, quyết định điều chỉnh số lượng các giải thưởng bảo đảm phù hợp nhưng không
vượt quá số lượng nêu trên.
2.
Về hình thức khen thưởng
-
Đối với các tác giả, tác phẩm đoạt giải: Tặng tiền thưởng, Cúp và
Giấy chứng nhận Giải thưởng đối với tác phẩm đạt Giải Đặc biệt, A, B, C. Tặng
tiền thưởng, Giấy chứng nhận Giải thưởng đối với tác phẩm đạt Giải Khuyến
khích, và 02 Giải của Hội đồng chấm Giải.
-
Đối với cơ quan báo chí đoạt giải: Tặng tiền thưởng và Bằng khen của
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
ĐIỀU
12. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Các
tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét, tặng giải và những vi phạm
quy định, trình tự, thủ tục xét, tặng giải. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên,
địa chỉ và lý do khiếu nại (gửi về địa chỉ nhận tác phẩm tại Điều 9 của Thể
lệ này). Không xem xét đơn nặc danh, mạo danh, địa chỉ liên hệ không rõ
ràng. Thời gian nhận khiếu nại muộn nhất sau 3 tháng kể từ khi trao Giải.
2. Tác
phẩm tham dự Giải nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, các quy định của
Nhà nước có liên quan và vi phạm các quy định của Giải, Ban Tổ chức sẽ thu hồi
giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp
luật hiện hành./.
BAN
TỔ CHỨC GIẢI DIÊN HỒNG