Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 39 tháng 01,02-2008

Thông tin kinh tế xã hội

Đăng ngày: 23/02/2008
Một số tin tức về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong kỳ
1. Phát triển nghề đúc gang truyền thống tại xã Thạnh Phú

Xã Thạch Phú - huyện Vĩnh Cửu có một ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tồn tại rất lâu đời, đó là nghề đúc gang. Tuy nhiên cũng như bao ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, ghề đúc gang đang gặp khó khăn để tồn tại và phát triển. Hiện nay, xã Thạch Phú còn 9 cơ sở đúc gang trên 100 năm tuổi, phần lớn là cha truyền con nối và là nguồn thu nhập chính của một bộ phan lớn dân cư ở đây. Các cơ sở này tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 200 lao động với thu nhập bình quân từ 1,2 triệu – 1,8 triệu đồng/tháng. Sản phẩm đúc gang thường chủ yếu theo đơn đặt hàng của các xí nghiệp cơ khí may nông nghiệp, là các sản phẩm thô, muốn sử dụng được còn phải qua khâu gia công cơ khí hoàn chỉnh để có giá thành cao. Muốn tồn tại, làng nghề phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ thuật theo hướng gia công khép kín, đồng thời phải mở rộng mặt bằng sản xuất, nâng cao tay nghề, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh đó, Hợp tác xã cơ khí và TMDV Trọng Nghĩa đã ra đời, định hướng giữ nguyên hiện trang thành hệ thống làng nghề đúc gang tạo ra sản phẩm thô cung cấp cho HTX gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đến nay, HTX đang mở rộng mặt bằng, đầu tư thêm thiết bị, đào tạo thêm thợ kỹ thuật, quản lý… để nhận thêm cac khâu đúc, tiện sản phẩm hoàn chỉnh. Trong khi các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trên con đường hội nhập, làng nghề đúc gang xã Thạch Phú - huyện Vĩnh Cửu đã tìm được hướng đi riêng cho mình. Sự thay đổi của làng nghề theo hướng làm ăn tập thể đang ngày càng mở ra nhiều triển vọng phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương.

2. Kinh tế trang trại ở Tân phú

Toàn huyện đã xây dựng được 219 trang trại, trong đó có 151 trang trại trồng trọt, 13 trang trại chăn nuôi, 3 trang trại lâm nghiệp, 29 trang trại thuỷ sản và 23 trang trại tổng hợp.Từ năm 2005 đến nay, do ảnh hưởng của giá cả các loại vật tư nhiên liệu tăng cao trong khi giá nông sản không ổn định và đặc biệt là dịch bệnh gia súc, gia cầm đã khiến các chủ trang trại không dám đầu tư phát triển. Thực trạng việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại huyện Tân Phú đã từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc, người dân tích cực khai hoang, tận dụng mặt nước ao hồ để đưa vào sản xuất, đồng thời nhận khoán đất của Nhà Nước, của Lâm trường để đầu tư phát triển trang trại. Trong điều kiện hội nhap kinh tế, loại hình kinh tế trang trại có tính ưu việt trong sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn trong nhân dân, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo.

3. Nghề nuôi nấm mèo ở Xuân Định (Xuân Lộc) gặp khó khăn

Xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc) từ nhiều năm nay đã nổi tiếng với nghề trồng nấm mèo và nhiều gia đình đã vươn lên khá giả cũng từ nghe này. Xã Xuân Định có gần 300 hộ chuyên trồng nấm mèo đen. Trong đó, khoảng 100 hộ làm meo nấm để bán và tự cung cấp giống cho mình, vì thế lợi nhuận từ trồng nấm của họ khá cao. Với chu trình khép kín như vậy, nếu nấm được mùa có thể lời từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/thiên (1 thiên là 1 ngàn bịch). Thế nhưng vụ này có hàng loạt bịch nấm không lên meo, bịch lên meo được thì năng suất không cao khiến nhiều hộ làm nấm chỉ hòa vốn, có hộ còn bị lỗ. Xuân Định trồng nấm cả gần 10 năm nay, nhưng chưa khi nào thấy nấm có hiện tượng không lên mốc trắng hàng loạt như vậy.  Vụ này nấm mất mùa, gây thiệt hại cho bà con trong xã tới vài tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng trên, xã cũng đã mời một số kỹ sư nông nghiệp về tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng các bịch nấm không lên mốc trắng được hàng loạt nhưng hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Quy trình làm nấm vẫn như trước. Hiện nhiều hộ trồng nấm ở Xuân Định rất lo lắng. Nếu không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để phòng trừ, những hộ chuyên canh cây nấm sẽ gặp nhiều khó khăn.

4. Chi cục Bảo vệ thực vật với các giải pháp hỗ trợ người dân  

Chi cục Bảo vệ thực vật là một đơn vị phụ trách chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng đến doanh nghiệp, xã viên hợp tác xã, hội viên của câu lạc bộ nói chung và chủ trang trại, hộ nông dân, người lao động nói riêng. Trong 5 năm qua, Chi cục đã góp phần phát triển mô hình kinh tế thông qua công tác tập huấn ngắn hạn và dài hạn, triển khai nhân rộng các mô hình phòng trừ sâu bệnh tien tiến có hiệu quả cao, an toàn cho môi trường và người sử dụng. Nội dung chuyển giao bao gồm những kiến thức về quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) trên cây lúa, rau, sầu riêng, bưởi và tiêu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vat an toàn và hiệu quả, sản xuất rau an toàn theo mô hình IPM và theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất lúa theo mô hình 3 giảm 3 tăng, sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh đúng lúc và các mô hình trình diễn về sản xuất các cây trồng, vật nuôi. Chi cục đã tổ chức được 703 lớp đào tạo ngắn hạn cho 32.957 lượt người là thành viên của các HTX, CLB, chủ trang trại và người lao động cho các trang trại. Qua đó đã nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất cây trồng cũng như am hiểu hơn về kiểm soát sâu bệnh hại, từ đó mạnh dạn vận dụng vào mô hình sản xuất của mình nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

5.Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân  

Trong 5 năm qua, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã tổ chức 4.356 mô hình Khuyến nông trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp…cho bà con nông dân. Các mô hình khuyen nông ngoài việc khảo nghiệm, trình diễn những giống và quy trình sản xuất mới, còn hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí xây dựng mô hình cho người nông dân. từ đó giúp giảm bớt những khó khăn và rủi ro trong việc ứng dụng kỹ thuật mới. Trung tâm đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao, tổ chức 1.916 lớp tập huấn cho gần 110.000 lượt người tham dự. Nội dung tập huấn xoay quanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Song song với các lớp tập huấn cũng đã có 932 cuộc tham quan học tập, hội thảo các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Cho đến nay, ngoài những mô hình đã xây dựng, các chương trình hỗ trợ cây giống lâm nghiệp cho bà con nông dân, chương trình Khí học (biogas), chương trình bảo vệ rừng và phát triển nông thôn đã có những tac động tích cực đối với sản xuất nông nghiệp cũng như giải pháp vấn đề môi trường trong sản xuất và đời sống xã hội nông thôn.

6. Kỹ thuật chăn nuôi mới: Nuôi gà trong chuồng lạnh

Người tiên phong cho mô hình trang trai này là anh Lê Văn Quyết ngụ tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành. Năm 1994 anh bắt đầu tìm hiểu về các mô hình chăn nuôi gà hiện đại để ứng dụng vào chăn nuôi, đến năm 2003 anh mới tìm được mô hình ưng ý đó là nuôi gà trong phòng lạnh. Ban đầu anh xây dựng trang trại với sức chứa 25.000 con, sau hai năm thử nghiệm thấy có lãi, anh tiếp tục mở rộng quy mô lên 50.000 con và đến năm 2006 quy mô chuồng trại đã có sức chứa tới 75.000 con. Như vậy sau ba lần mở rộng quy mô trang trại, đến nay tổng số vốn đầu tư cho trang trại gà là 4,8 tỉ đồng. Vốn đầu tư chuồng lạnh rất cao, thấp nhất cũng vào khoảng 500 triệu đồng và cao nhất lên đến 1 tỷ đồng cho mỗi trại quy mô 10.000 con. Tuy chi phí cao nhưng có thể sử dụng trong thời hạn 5 năm, cho nên người hợp đồng nuôi gà gia công dài hạn thu lợi nhuận cao. Lợi điểm của kiểu chuồng lạnh là nuôi gà rất an toàn, gà nuôi được cách ly với nguồn dịch bệnh, cũng như chim và chuột từ bên ngoài không thể vào được bên trong chuồng. Vì thế, người nuôi gia công rất an tâm, nuôi được mật độ cao, gà tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn thức ăn, ít khi bị nhiễm bệnh hơn kiểu chuồng hở. Bên cạnh đó, chăn nuôi theo mô hình này làm giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.

7.Tiềm năng để phát triển du lịch của Đồng Nai

Trong chuyến về thăm và làm việc tại Đồng Nai, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh đã có một số nhận định về phát triển du lịch ở Đồng Nai. Chỉ riêng các tuyến du lịch nằm trên QL 20 thuộc địa bàn Đồng Nai, có các địa chỉ được nhiều người biết như: rừng quốc gia Cát Tiên; khu vực Thác Mai và hồ nước nóng (thuộc lâm trường Tân Phú, huyện Định Quán)..., nhũng nơi này chỉ cách TP. HCM trên dưới 90 km, rất thuận tiện cho các tour du lịch đến với thành phố hoa Đà Lat. Ngoài ra, còn có các điểm du lịch dã ngoại rất ăn khách khác như chiến khu Đ, hồ Trị An, làng bưởi Tân Triều… Chính vì vậy, tỉnh phải có chiến lược hợp tác, thu hút các nhà làm du lịch tại TP.HCM, chẳng hạn Lửa Việt, Vietravel…để đưa khách trong nước và quốc tế đến Đồng Nai. Một lợi thế rất riêng của Đồng Nai là tiềm năng du lịch rừng. Đặc biệt rừng Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó, ao hồ sông nước hữu tình ở Đồng Nai cũng có thể góp phần phát triển du lịch. Trong đó, hồ Trị An có đủ năng lực để phát triển du lịch mặt nước bằng du thuyền hoặc các trò chơi dưới nước… Trong thời gian tới, đặc biệt là đến năm 2010, phát triển du lịch ở Đồng Nai phải tương xứng với tầm vóc của một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

8. Khởi công xây dựng dự án nhà máy cấp nước Nhơn Trạch

Sáng ngày 15-12, dự án nhà máy cấp nước Nhơn Trạch đã chính thức được khởi công xây dựng . Nhà máy có công suất 100.000m3/ngày đêm, hệ thống đường ống có chiều dài 45,8 km tính từ Thiện Tân ( huyện Vĩnh Cửu); tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ 85% và Việt Nam bỏ vốn đối ứng 15%. Ba nhà thầu đã trúng các gói thầu cung cấp thiết bị cơ khí, máy bơm, thiết bị xây dựng, đường ống chuyển tải nước thô và nước sạch, xử lý nước là tập đoàn Kubota (Nhật Bản), Salcon (Malaysia) và Degremont (Pháp). Đây là một dự án có ý nghĩa, giúp cho Đồng Nai tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ sự nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phục vụ cho các KCN khu vực Long Thành – Nhơn Trạch. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái đã đề nghị các nhà thầu hợp tác chặt chẽ với nhau để việc thi công được nhịp nhang, an toàn, chất lượng và bảo đảm tiến độ trong vòng 26 tháng. Phó chủ tịch cũng lưu ý Ban quản lý dự án cần tăng cường vai trò giám sát của mình nhằm giúp cho dự án triển khai đúng yêu cầu về thiết kế, thi công và tai chính. Đồng thời, Công ty  cũng chú ý cần phải  chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho  dự án sau khi đi vào hoạt động .

9. Đưa công nghệ thông tin về nông thôn

Đồng Nai là địa phương đang phát triển khá nhanh và thành công trong việc đưa công nghệ thông tin (CNTT) về nông thôn đạt hiệu quả cao. Sở KHCN đã chú trọng việc phổ cập kiến thức CNTT cho cán bộ, lãnh đạo các xã, phường - cơ sở, chọn việc trang bị CNTT cho cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa như một bước đệm. Từ năm 2005 đến nay, đã có gần 400 cán bộ, lãnh đạo xã, ấp thuộc huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc và Long Thành được phổ cập tin học trình độ A. Hiện nay, Sở đang tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình điểm cung cấp thông tin KHCN cho các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, toàn tỉnh đã có 44 xã, phường được chọn làm điểm cung cấp thông tin KHCN cho người dân địa phương. Cũng hơn một năm qua, Sở đã tiếp tục lắp đặt các trạm internet cho người dân các xã vùng sâu, vùng xa - những nơi chưa có đường truyền ADSL mặt đất. Đến nay, 29 xã vùng nông thôn đã được lắp đặt  internet băng thông rộng theo công nghệ VSAT. Mục đích của việc triển khai công nghệ mới này của tỉnh nhằm phục vụ cho đợt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII vừa qua, nhưng lâu dài là phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vung xa có nhiều khó khăn của tỉnh.

10. Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính ở Đồng Nai   

Chiều ngày 14-12, UBND tỉnh đã có cuộc họp với Sở Khoa học và công nghệ, Sở Bưu chính - viễn thông và đại diện các sở, ngành liên quan về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách hành chính, phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ  đã phối hợp với Sở Bưu chính - Viễn thông đưa một số mô hình ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý hành chính như xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, thuê bao hệ thống mạng GSHDSL để sử dụng dịch vụ Megawan cho 33 đơn vị hành chính trong tỉnh và đầu tư trang thiet bị tin học cho 11 huyện, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa. Riêng đối với hệ thống thông tin dùng chung, UBND tỉnh đã triển khai 3 phần mềm là: Hệ thống quản lý văn bản hồ sơ công việc; hệ thống thông tin kinh tế - xã hoi; vận hành và cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và trang điều hành tác nghiệp cho 37 cơ quan, ban, ngành trong tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ đã báo cáo với UBND tỉnh về việc chuyển giao phần mềm dùng chung M-Office cho các đơn vị hành chính, đặc biệt giới thiệu chương trình bảo mật thông tin cho phần mềm này. Đây là phần mềm đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính trong suốt thời gian qua và được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đề nghị chuyển giao.

11. Tập huấn phần mềm hợp pháp  

Sáng ngày 10-12-2007, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn phần mềm hợp pháp cho gần 50 đơn vị quản ly nhà nước, sở ngành, cơ quan đoàn thể trong tỉnh. Mục đích của buổi tập huấn để chuẩn bị cho chương trình khảo sát hiện trạng sử dụng phần mềm hợp pháp tại các cơ quan Nhà nước. Qua đó, Sở sẽ đánh giá những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn của các cơ quan khi sử dụng phần mềm hợp pháp để đề xuất những chính sách đồng bộ. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn tiến hành xây dựng phiếu điều tra và đã xin ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Đến nay, mẫu phiếu đã hoàn thiện. Tại buổi tập huấn, đại diện các đơn vị được hướng dẫn 2 loại phiếu khảo sát dành cho chơ quan và dành cho nhân viên. Tất cả các câu hỏi cần trả lời chính xác theo số liệu cụ thể tại thời điểm điều tra. Để đảm bảo tính khách quan, trung thực và tính chính xác cao, các cơ quan khảo sát cũng sẽ chọn và đến khảo sát đối chứng trực tiếp một số đơn vị.

12. Hội Đông Y tỉnh Đồng Nai gắn bó với người nghèo.

Được thành lập từ năm 1982, qua 25 năm xây dựng và phát triển công tác Y học cổ truyền, cùng với ngành Y tế, Hội Đông y tỉnh đã góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt kết quả đáng tự hào. Đến nay, Hội có 1 thành hội, 1 thị hội và 9 huyện hội, 95 Chi hội Y học cổ truyền, 34 tổ hội Y học cổ truyền. Hành nghề y học cổ truyền tư nhân có khoảng 560 phòng chẩn trị, 158 tổ chẩn trị với 668 lương y, 90 phòng chẩn trị y học cổ truyền tại trạm y tế. Ở hầu hết các huyện hội, thị hội, thành phố đều có các phòng khám từ thiện và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng các đối tượng chính sách, người lao động nghèo. Từ năm 1982 đến đầu năm 2007, Hội đã khám điều trị cho 18 triệu lượt người, trong đó điều trị và khám miễn phí cho khoảng hơn 8 triệu lượt người với gần 22 triệu thang thuốc. Tổng số lượt người khám và điều trị trong 9 tháng đầu năm 2007 khoảng 1,1 triệu người; dùng 820 ngàn thang thuốc với tổng số 340 ngàn kg dược liệu. Tỷ lệ khám điều trị miễn phí so với điều trị hữu phí là 42%. Ngoài ra, năm nào các hội cũng hưởng ứng và duy trì phong trào như khám chữa bệnh từ thiện cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo, người già, trẻ em tàn tật và trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam vào dịp các ngày lễ lơn của dân tộc như Tết Nguyên đán, 30-4, 1-6, 19-5, 27-7…

13. Hội Luật gia Đồng Nai ngày càng đẩy mạnh hoạt động

Trong những năm qua, Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai đã phát huy vai trò của Hội trong các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tổ chức Hội đã phối hợp tốt với các trung tâm trợ giúp pháp lý tập trung làm tốt công tác tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách; đồng thời tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho các cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các chi hội đã vận động linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, phát tờ rơi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Hàng tháng, Hội phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai trả lời thư bạn xem đài trong chuyên mục “Diễn đàn công dân” và giao lưu trực tuyến trả lời pháp luật theo từng chuyên đề. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Báo Đồng Nai tổ chức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí vào sáng thứ 7 hàng tuần tại trụ sở báo Đồng Nai cho mọi đối tượng có nhu cầu.

14.Nhà bảo tàng tỉnh Đồng Nai với công tác bảo tồn di sản văn hóa  

Về công tác nghiên cứu, sưu tầm, trong năm 2007, Nhà bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được  hàng ngàn hiện vật khảo cổ học; 709 hiện vật, tài liệu, 861 hình ảnh các đề tài: dân tộc học phát hiện, hiện vật người Nùng, tù chính trị, hiện vật cách mạng, đơn vị anh hùng lao động, mẫu hiện vật thuỷ sản…Trong đó, tiêu biểu là việc tiếp nhận 1 tượng đá Vishnu do nhan dân tặng; sưu tầm bộ cồng chiêng của người K’ho ở xã Phú Trung, huyện Tân Phú và đồ đồng phát hiện ở xã Xuân Hưng; tiếp nhận 26 hiện vật đoàn D58, pháo binh Biên Hoà…Bên cạnh đó, Nhà Bảo tàng cũng triển khai vệ sinh, chụp hình, đo vẽ, khảo tả, lập hồ sơ bước đầu, lập phiếu trên máy tính cho 300/350 hiện vật dân tộc phát hiện từ năm 2005 đến năm 2007…mời Hội đồng giám định và chỉnh lý hiện vật…Công tác bảo tồn di sản văn hoá cũng thu được những kết quả nhất định. Cụ thể đã nghiệm thu đề tài Tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Tân Phú và Nhơn Trạch, đề tài Làng nghề truyền thống ở Thạnh Phú, mở lớp dạy cồng chiêng cho thanh thiếu niên đồng bào Chơro ở xã Phú Lý…Đặc biệt trong năm 2007, nhà Bảo tàng đã tổ chức khai quật được di chỉ Gò Me và hiện đang tiếp tục thực hiện khai quật địa điểm đình Tân Lại, thu được hàng ngàn hiện vật khảo co học. Năm 2008, Nhà bảo tàng Đồng Nai sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa các hoạt động, triển khai đề án xây dựng công nghệ thông tin bảo tàng để thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, góp phần quảng bá những nét đẹp của văn hoá và con người Đồng Nai.

15.Phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân tâm thần  

Vừa qua, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 tổ chức đợt hội thảo khoa học, kết hợp triển lãm giao lưu các hoạt động trị liệu: lao động, văn hoá, âm nhạc, hội họa, thể dục thể thao của bệnh nhân tâm thần. Tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, một số kỹ thuật điều trị được áp dụng hiệu quả như: liệu pháp âm nhạc, văn hóa, nghệ thuật; liệu pháp hội họa; liệu phap lao động thủ công mỹ nghệ; liệu pháp lao động nuôi trồng; liệu pháp thể dục giải trí. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được tập thể bác sỹ của bệnh viện nghiên cứu thành công đã mở ra hướng điều trị tích cực, khả quan. Việc nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phương pháp hình tượng âm nhạc có hướng dẫn trong điều trị bệnh nhân tâm thần” đã chứng minh cho phương pháp điều trị hữu hiệu này.  TS-Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ cho biết: đây là liệu pháp điều trị bằng âm nhạc, thực tế trong một buổi điều trị bệnh nhân nghe nhạc (30-40 phút) và thầy thuốc phải thảo luận, trao đổi (15-25 phút) với bệnh nhân để giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý. Nghiên cứu thử nghiệm ở 2 benh nhân 27 tuổi với chuẩn đoán rối loạn lo âu loan tỏa và trầm cảm. Qua nghe nhạc đã khơi gợi trải nghiệm về liên tưởng và chuyển dịch âm nhạc, trải nghiệm về cảm xúc và vận động cơ thể. Những trải nghiệm gúp nhà trị liệu cùng bệnh nhân xác định được mâu thuẫn trong nội tâm của bệnh nhân. Qua đó, thầy thuốc đã bước đầu thành công trong việc làm thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của bệnh nhân.

16. Định Quán: 110 đối tượng khuyết tật được học nghề ngắn hạn  

Thực hiện đề án Dạy nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2007 đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Định Quán và Trung tâm dạy trẻ khuyết tật đào tạo nghề ngắn hạn cho 110 đối tượng khuyết tật. Năm 2006 tại Trung tâm dạy nghề Định Quán áp dụng phương pháp dạy hòa nhập cho 12 học viên gồm các nghề như sửa xe gắn máy, hàn điện, chăn nuôi, tin học, mộc mỹ nghệ; Tại Trung tâm dạy trẻ khuyết tật áp dụng phương pháp dạy chuyên biệt cho 88 học viên, kết quả tốt nghiệp 86/88 học viên. Năm 2007, tại Trung tâm dạy nghề Định Quán có 14 người theo học nghề chủ yếu là may gia dụng. Tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật có 96 học viên khuyết tật được đào tạo các nghề: đan lát, mây tre, mộc mỹ nghệ, may gia dụng. Theo học tại các Trung tâm dạy nghề này, dần dần các học viên đã  xóa bỏ được mặc cảm bệnh tật, hoà nhập với nhau, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nhiều người sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm phù hợp.

17. Gặp mặt các đại biểu Phật giáo Đồng Nai tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc  

Ngày 3-12, Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức buổi họp mặt nhân dịp Đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Nai tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội. Số lượng đại biểu của Hội Phật giáo tỉnh tham dự đại hội gồm 15 vị, trong đó có 3 tăng ni là đại diện của các ban, ngành trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tu tập tại Đồng Nai. Tại đại hội, Hội Phật giáo tỉnh sẽ đóng góp một tham luận xung quanh chủ đề "Phật giáo trong thời đại mới - Cơ hội và thách thức"; tham gia triển lãm ảnh tại đại hội về các hoạt động của Phật giáo Đồng Nai và các hoạt động khác diễn ra tại đại hội. Hòa thượng Thích Minh Chánh, Trưởng ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh đồng thời là Trưởng đoàn đại biểu Phật giáo của tỉnh tham dự đại hội cho biết, Ban trị sự của Tỉnh hội và các thành viên trong đoàn sẽ đoàn kết, thống nhất và tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào thành công của Đại hội. Thay mat lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên biểu dương công tác chuẩn bị cho các hoạt động tại đại hội của đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh, mong muốn các đại biểu của tỉnh tập trung trí tuệ đóng góp cho đại hội xây dựng chương trình hành động của Phật giáo cả nước với đường hướng "Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

18.Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động  

Sáng 8-12, Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) ( vốn đầu tư khoảng 70 tỉ đồng) thuộc Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DONATABA) tại xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom đã chính thức vận hành đi vào hoạt động. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một đã thay mặt lãnh đạo tỉnh biểu dương nỗ lực của  DONATABA trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư dự án phục vụ  cho công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh. Dự án này ra đời nằm trong xu thế nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp trong hội nhập nền kinh tế quốc tế; từ đây  sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp; thực hiện quy trình sản xuất chăn nuôi sạch, cung cấp thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng và vươn đến xuất khẩu. Chủ tịch Võ Văn Một lưu ý Donataba cần tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để nhanh chóng nắm bắt công nghệ, thị trường; hợp tác với các nhà chăn nuôi, các nhà tiêu thụ…để tạo thế liên kết phát triển bền vững, trước mắt là phát huy tối đa hiệu quả của một nhà máy có công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại nhất Việt Nam.

Ban Biên tập (Tổng hợp)

19. Kết quả hoạt động 3 năm Quỹ học bổng Điểu Xiển

Trong 3 năm hoạt động, Quỹ học bổng mang tên người anh hùng Điểu Xiển, người con ưu tú của dân tộc Chơ Ro do Đài PT-TH tổ chức dành cho các em học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi là con em của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên đã thực hiện chi học bổng 666.500.000 đồng và 113.097.427 đồng chi phục vụ ăn, nghỉ, mua cặp sách cho học sinh các tỉnh. Ngoài ra, Đài PT-TH Đồng Nai còn tặng xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi của tỉnh Bến tre 260 chiếc và học sinh nghèo của tỉnh Hà Nam 100 chiếc. Nguồn quỹ này Đài PT-TH Đồng Nai vận động các nhà tài trợ, nhà hảo tâm và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị. Việc trao học bổng Điểu Xiển được tổ chức vào đầu năm học, luân phiên mỗi Sở GD-ĐT đăng cai tổ chức lễ trao, tại Bình Dương trao cho học sinh các tỉnh miềm Đông Nam bộ, tại Gia lai trao cho học sinh các tỉnh Tây Bắc và tại Trà Vinh trao cho học sinh các tỉnh Tây Nam bộ.

Thu Hương