Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 39 tháng 01,02-2008

Tìm hiểu Luật Quản lý thuế

Đăng ngày: 23/02/2008
Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, gồm 14 chương, 119 điều đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007.
Qua 5 tháng thực hiện, mặc dù chưa nhiều thời gian để có thể  đánh giá chính xác những ưu điểm, nhược điểm của Luật này. Nhưng Luật quản lý thuế là một luật quy định riêng về công tác quản lý thuế - một quy định mà trước đây thường được lồng ghép trong từng luật thuế cụ thể, dẫn đến tình trạng, cùng một nội dung về quản lý thuế nhưng quy định lại khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong thực thi luật thuế. Vậy Luật quản lý thuế đã khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thuế hiện nay ?

Có thể nói, Luật Quản lý thuế ra đời đã góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thuế hiện nay. Cụ thể, luật quy định rất rõ các loại giấy tờ cho tưng loại hồ sơ thuế để người nộp thuế tự xác định nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước. Luật cũng thống nhất về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế và thời hạn nộp tiền thuế phù hợp với từng loại thuế phải kê khai và nộp thuế theo tháng, quý hoặc năm, hay theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, để người nộp thuế dễ dàng hơn trong kê khai nộp thuế (không như trước đây, cũng là hồ sơ khai thuế theo tháng nhưng mỗi luật thuế được quy định một thời hạn nộp hồ sơ khác nhau). Đặc biệt, Luật Quản lý thuế còn cho phép người nộp thuế được gia hạn việc nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn việc nộp tiền thuế trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế, nộp tiền thuế đúng hạn do các nguyên nhân bất khả kháng gây ra như: thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ... Và, trong thời gian được gia hạn này, người nộp thuế sẽ không bị xử phạt hành chính hay phạt nộp chậm trong lĩnh vực thuế. Quy định này sẽ khắc phục được tình trạng một số cơ sở kinh doanh có số tiền phạt lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Ngoài việc đổi mới trong việc kê khai, nộp thuế, Luật Quản lý thuế còn bổ sung một hình thức khai thuế mới bằng điện tử. Việc làm này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho cả người nộp thuế cũng như cơ quan thuế trong việc đôn đốc và nộp hồ sơ thuế.

Bên cạnh việc cải cách về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, Luật Quản lý thuế còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế. Đối với người nộp thuế, luật quy định, ngoài các quyền và nghĩa vụ trong việc kê khai, tính và nộp thuế như trước đây, thì họ còn được bổ sung thêm quyền được hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế; quyền được yêu cầu cơ quan thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu; quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật về thông tin của doanh nghiệp mình; quyền được ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay cho mình... Đối với cơ quan thuế, luật cũng quy định rõ về quyền và trách nhiệm trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế hiểu và nắm bắt kịp thời các chính sách, thủ tục về thuế; công khai minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế; gắn trách nhiệm của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ của người nộp thuế. Luật cũng đã quy định tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo cơ chế "một cửa"; trách nhiệm của cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan thuế, cán bộ thuế xử lý các công việc liên quan đến thuế không đúng pháp luật, gây thiệt hại cho người nộp thuế, sẽ bị xử lý trách nhiệm và đền bù vật chất cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật còn quy định cơ quan thuế được phép yêu cầu các tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế cung cấp những thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp cho cơ quan thuế... Trong quá trình thu thập thông tin cơ quan thuế có quyền lập biên bản, ghi âm và ghi hình; có quyền tạm giữ và khám xét nơi cất giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra, luật còn giao quyền cho cơ quan thuế được sử dụng một số biện pháp cưỡng chế thuế trong các trường hợp cần thiết như: trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, kê biên và bán đấu giá tài sản, dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi mã số thuế và tạm đình chỉ việc bán hóa đơn, đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề của các tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế để thu đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước. Trong đó, Luật cũng đề cập rõ việc thu hồi tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi số tiền và tài sản của họ do một tổ chức cá nhân khác đang nắm giữ...

Một vấn đề khác quan trọng nữa của Luật Quản lý thuế đó là việc quy định về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các cá nhân khác trong việc tham gia vào công tác quản lý thuế. Các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, công an, báo, đài, Mặt trận Tổ quốc, Ban tuyên giáo... có trách nhiệm cung cấp thông tin và tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế.

Nguyễn Thị Phi