Ước năm 2019, chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2019 tăng 8,7% so cùng kỳ (kế hoạch tăng 8,5-
9%), trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,62%; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 5,96%; Cung cấp nước, hoạt động
quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 7,09%. Các ngành sản xuất chủ lực của tỉnh
dự ước tăng khá: sản xuất trang phục may mặc; sản xuất da và các sản phẩm có
liên quan; sản xuất điện tử…
Dự ước giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2019 (giá so sánh 2010) đạt 652 ngàn tỷ
đồng, tăng 9% so năm 2018. Một số sản phẩm có chỉ số tăng trưởng cao năm 2019
như: quần áo may sẵn tăng 12,53%, giày dép tăng 15,2%, vải các loại tăng
16,13%, phân hỗn hợp tăng 15,69%...
Thị trường hàng hóa
trên địa bàn tỉnh năm 2019 cơ bản ổn định, lưu thông hàng hóa diễn biến bình
thường; cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục được
quan tâm đầu tư phát triển. Ước năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt
173,6 ngàn tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ (kế hoạch đề ra tăng 10,5-11,5%). Trong
đó: bán lẻ hàng hóa tăng 11,9%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 11,64%; Du lịch lữ
hành, tăng 10,5%; Dịch vụ khác tăng 10,8%.
Kim ngạch xuất
khẩu năm 2019 trên địa bàn ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 7,1% so cùng kỳ (kế hoạch
tăng 10-12%); kim ngạch nhập khẩu năm 2019 đạt 16,5 tỷ USD, tăng 2,1% so cùng kỳ.
Đạt mức xuất siêu khoảng 3,2 tỷ USD (cao nhất trong 5 năm gần đây).
Nguyên nhân xuất khẩu đạt thấp hơn so với mức
tăng 10% của năm 2018 và dự kiến không đạt mục tiêu đề ra, đó là:
Từ cuối năm 2018 đến nay kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại, rủi ro, thách thức gia tăng, có thể diễn ra suy thoái toàn cầu, hoạt
động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, đặc biệt là cuộc chiến thương mại
giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp… đã khiến cho sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đơn hàng giảm,
thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt, trong khi kinh tế. Cuộc chiến
thương mại Mỹ- Trung nên hầu hết các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ
đều bị áp thuế từ 20-25%, do đó Trung Quốc đã chuyển hướng mở rộng xuất khẩu
sang các nước khác, đồng thời đưa ra những rào cản về kỹ thuật để hạn chế hàng
hóa từ các nước khác vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc và các thị trường khác giảm mạnh (bị cạnh tranh với
hàng Trung Quốc).
Trong 05 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh thì chỉ có mặt hàng giày
dép tăng trưởng cao +16% (CK +9,5%), còn lại đều tăng thấp hơn cùng kỳ: hàng dệt
may +4% (CK+7,5%); sản phẩm gỗ +6% (CK +7%); xơ sợi dệt -7% (CK+15%); sản phẩm
từ sắt thép -2% (CK+20%); máy vi tính, sản phẩm, linh kiện điện tử -7% (CK
+10%); Hai mặt hàng nông sản (cà phê, điều) xuất khẩu giảm mạnh do giá xuất khẩu
giảm cà phê -14% (CK +6%); hạt điều nhân - 1% (CK +1,3%)
Trong đó có một yếu tố khác cũng khiến cho kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng dệt may, gỗ mỹ nghệ của tỉnh tăng thấp so mức tăng cùng kỳ là do trong điều
kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, nhu cầu thị hiếu của khách hàng nước ngoài
có xu hướng thay đổi chuyển sang những đơn hàng, mặt hàng giá rẻ hơn, thấp hơn
(số lượng đơn hàng có thể không giảm nhưng đơn giá giảm, ví dụ: những năm trước
đơn hàng chủ yếu là quần áo khoác, jacket, quần tây, áo sơ mi, thì nay chuyển
sang đơn hàng quần áo thun trẻ em….)
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Mỹ dự báo
đều bị chậm lại và có thể suy giảm mạnh. Trong
khi hầu hết các nền kinh tế khác trong đó
có Việt Nam bị chịu nhiều ảnh hưởng vì cả hai đều là đối
tác kinh tế quan trọng của nhiều nước.
Việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục giảm
giá đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp chưa từng có (7,0810 NDT đổi 1 USD),
đây là mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam cũng như khả năng gia tăng nhập siêu từ thị trường này vì
giá hàng hóa xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, thực phẩm.
Nguyễn Bình