Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 70-T11-2010

Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị Tân Phú giám sát Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn huyện Tân Phú.

Đăng ngày: 15/05/2013
​Theo Quyết định phê duyệt Dự án phát triển các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn các huyện giai đoạn 2008-2010 của UBND tỉnh Đồng Nai, huyện Tân Phú có 4 loại cây trồng chủ lực được Dự án hỗ trợ phát triển, gồm: Cây tiêu 32 ha, cà phê 30 ha, sầu riêng 33 ha, bưởi 42 ha, được hỗ trợ trồng mới có lắp đặt hệ thống nước tiết kiệm cho tổng diện tích thực hiện 137 ha; hỗ trợ 40% giống, 20% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 20% hệ thống tưới nước tiết kiệm. Bên cạnh đó, hỗ trợ diện tích thâm canh cho tổng diện tích 365 ha với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án trên 14,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí tỉnh hỗ trợ 3,1 tỷ đồng.

      ​​Tổng diện tích được hỗ trợ năm 2009 là 84,5/168ha đạt 50,2% so với chỉ tiêu dự án, trong đó trồng mới là 23,5ha, thâm canh 61ha, tổng số mô hình đã triển khai hỗ trợ 172 hộ /172 mô hình. Chi phí hỗ trợ trực tiếp cho nông dân 629,952 triệu đồng, tất cả 172 mô hình đều gắn hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Huyện đã chỉ đạo xây dựng vùng chuyên canh một số cây trồng chủ lực phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng như: cây Sầu Riêng ở xã Phú Sơn, Phú An, Phú Trung; cây Cà Phê ở xã Phú Thịnh, Phú Lập, Tà Lài; cây Bưởi ở Núi Tượng, Trà Cổ, Phú Xuân; cây Điều ở xã Phú An, Nam Cát Tiên, Phú Sơn, Phú Trung; cây Tiêu ở xã Núi Tượng, Phú Lập, Tà Lài, Phú Thịnh. So sánh kết quả phát triển cây chủ lực của huyện so với chỉ tiêu phát triển của tỉnh, trong nhóm cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu đến năm 2010 như cây cà phê 2.088 ha/300 ha, đạt 669%; bưởi 375 ha/365 ha, đạt 102%; cây tiêu 1.443 ha/1.088 ha, đạt 132%. Cây ăn trái thay thế hàng nhập khẩu như cây xoài 270 ha/945 ha, đạt 28%; cây sầu riêng 369 ha/660 ha, đạt 55%. Năm 2010 dự án hỗ trợ 793 triệu đồng cho 100 hộ/68ha (trong đó thâm canh 30 hộ/23ha, trồng mới 4hộ/03ha), gắn hệ thống tưới nước nhỏ giọt ở 02 xã: Phú Thịnh 19 hộ/13,3ha (Cà phê, Tiêu); Phú Sơn 15hộ /12ha (Sầu riêng).

      Về phát triển đàn heo, gà, trên địa bàn huyện hiện có tổng đàn gia súc 57.178 con (heo 48.429 con, bò 8.749 con); gia cầm 333.217 con; đã quy hoạch xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2009-2015. Phương pháp tuyển chọn giống, xây dựng hệ thống chuồng trại, ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi có chuyển biến tốt (80% đàn heo được nạc hóa, 85% đàn bò được sind hóa). Hệ thống chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình trang trại được phát triển (64 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và 23 trang trại thủy sản).

      Qua khảo sát thực tế tại 06 hộ nông dân tại các xã Phú Lộc, Phú Thịnh và xã Phú Sơn cho thấy từ những hộ được hướng dẫn áp dụng khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả, năng suất tăng hơn so với lúc chưa áp dụng khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô, tăng diện tích cây trồng các hộ chưa vay vốn Ngân hàng vì do chưa tiếp cận đầy đủ thông tin ưu đãi về vay vốn.

     Trong thời gian tới huyện Tân Phú tập trung thực hiện chỉ tiêu thâm canh cây trồng trên cơ sở diện tích có sẵn của người dân đủ điều kiện về vốn, lao động và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu của dự án. Đối với diện tích trồng mới, chỉ triển khai đối với diện tích có đủ giống tốt và các điều kiện đáp ứng tiêu chí của dự án; Xây dựng giải pháp cụ thể về nguồn vốn thực hiện dự án, đặc biệt là nguồn vốn của người dân tham gia dự án.

                                                                         Lưu Thị Hà