Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 109-Qúy I-2016

TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI CỬ TRI

Đăng ngày: 11/10/2016
​TRAO Đ​ỔI THÔNG TIN VỚI CỬ TRI
 

​    1. Cử tri xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa phản ánh: Đề nghị Sở Nội vụ công khai bằng văn bản quy trình đề bạt cán bộ vì hiện nay thời gian xét duyệt quá lâu từ 3 đến 4 tháng tính từ khi sở tiếp nhận hồ sơ đến khi có quyết định, dẫn đến dễ phát sinh tiêu cực.

 

    Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

    Hiện nay quy trình, thủ tục đề bạt bổ nhiệm được quy định rõ và thực hiện theo các văn bản gồm: Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo và Quyết định số 1075-QĐ/TU ngày 18/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.

     Cụ thể: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xem xét bổ nhiệm cán bộ do các đơn vị đề nghị, Sở Nội vụ sẽ lấy ý kiến các ban Đảng, Đảng ủy khối các cơ quan, đơn vị có liên quan về việc dự kiến bổ nhiệm cán bộ. Việc bổ nhiệm cán bộ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh, trước khi bổ nhiệm phải thẩm tra lịch sử chính trị cán bộ, có nhiều trường hợp do quá trình thẩm tra xác minh liên quan đến nhiều địa phương. 

     Sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị, Sở Nội vụ báo cáo, đề xuất Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; Ban cán sự Đảng UBND tỉnh thống nhất sẽ trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định đối với từng chức danh theo phân cấp quản lý cán bộ. Căn cứ Nghị quyết của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Sở Nội vụ sẽ tham mưu UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm cán bộ.

    Do quy trình đề bạt, bổ nhiệm theo quy định là tương đối dài, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị và thuộc thẩm quyền quyết định của nhiều cấp khác nhau tùy từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, thời gian thực hiện quy trình đề bạt bổ nhiệm cán bộ là khác nhau và tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

    2. Cử tri phường Bình Đa, Trung Dũng, thành phố Biên Hòa phản ánh: Hiện nay BHXH đã bán bảo hiểm cho dân được đăng ký khám chữa bệng tại bệnh viện Đồng Nai, điều này rất thuận lợi cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nhưng chất lượng khám chữa bệnh BHYT chưa được nâng lên, bác sỹ cho thuốc nhiều nhưng bệnh không giảm, việc sử dụng thuốc của Ấn độ và Pakistan theo cử tri là rất nguy hiểm cho người dân, bên cạnh đó thái độ, trách nhiệm của y, bác sỹ cũng chưa tốt đề nghị ngành chức năng xem xét.

     Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

    Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới quy mô, hiện đại. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, UBND tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thu hút, đào tạo cán bộ y tế, nâng cao tay nghề cho các y bác sỹ, sử dụng tốt trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh nhân.

    Chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, trong đó có khám, chữa bệnh của bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đã nâng lên rõ rệt, thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ngày càng đông, mỗi ngày có khoảng gần 2.500 lượt bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới, tăng 25% so với thời gian trước ở cơ sở cũ chỉ khoảng 2.000 lượt bệnh nhân/ ngày.

     Tuy nhiên, chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Sở Y tế xin tiếp thu ý kiến của cử tri và tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện trong tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thực hiện Đề án 1816 chuyển giao kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới, Để án Bệnh viện vệ tinh các Bệnh viện lớn của thành phố Hồ Chí Minh và thu hút, đào tạo đội ngũ y bác sỹ, đặc biệt là cán bộ trẻ

     Hiện nay các thuốc sử dụng trong các bệnh viện đều thực hiện qua đấu thầu, các thuốc đều có giấy phép lưu hành của Cục quản lý Dược và được cung cấp từ các công ty dược hoạt động hợp pháp. Vì vậy không có cơ sở để kết luận việc sử dụng các thuốc Ấn độ, Pakistan trong các bệnh viện là gây nguy hiểm cho người dân.

     Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thường xuyên giáo dục y đức cho cán bộ, viên chức, đã triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế, thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của ngưởi bệnh, giảm hẳn phản ảnh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 

      Tuy nhiên, cũng còn trường hợp bác sỹ, điều dưỡng có thái độ ứng xử chưa tốt gây phiền hà cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Đồng Nai chấn chỉnh.

     3. Cử tri xã Phú Lập, huyện Tân Phú phản ánh: Đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết chính sách cho người cao tuổi như cấp giấy chứng nhận Người cao tuổi 90 tuổi, 100 tuổi vào 02 đợt/năm (ngày 06/6 và ngày 01/10 hàng năm) để đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi vì đã có nhiều người cao tuổi mất trước ngày được cấp giấy.

     Sở Lao động, Thương binh & Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

     Theo quy định của Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009  chỉ quy định người đủ 60 tuổi trở lên được công nhận là người cao tuổi; việc cấp giấy chứng nhận cho người cao tuổi 90 tuổi, 100 tuổi chưa được quy định, do đó Sở Lao động- Thương binh và Xã hội không có cơ sở để xem xét giải quyết theo kiến nghị của cử tri.

     Tuy nhiên, theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh về việc quy định mức tặng quà, mừng thọ, chúc thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ban đại diện người cao tuổi tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và đã tổ chức thăm, tặng quà, trao thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho người cao tuổi tròn 100 tuổi vào dịp ngày Người cao tuổi Việt Nam (06/6). Thăm, tặng quà và trao giấy mừng thọ của Chủ tịch UBND tỉnh cho người cao tuổi tròn 90 tuổi vào dịp ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10). 

     Trường hợp người cao tuổi tròn 100 tuổi, tròn 90 tuổi mất trước ngày tổ chức thăm, tặng quà thì không tổ chức lễ mừng thọ nhưng vẫn trao quà cho gia đình theo quy định tại Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/4/2014.

     4. Cử tri phường Long Bình, thành phố Biên Hòa phản ánh: Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp dùng thuốc cấm trong chăn nuôi để bảo vệ sức khỏe cho người dân.

     Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

     1. Công tác quản lý chất cấm trong chăn nuôi

     a) Các chương trình, kế hoạch quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

    Từ năm 2012 đến nay, Hàng năm ngành nông nghiệp xây dựng kế hoạch kiểm tra chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 03 kế hoạch về các nội dung triển khai thực hiện công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2015; triển khai đợt cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi; bổ sung kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi năm 2015 và 01 quyết định về việc phê duyệt Chương trình, kế hoạch công tác thanh tra năm 2015.

    b) Kết quả thanh, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi đến hết tháng 10/2015.

    Tính đến hết tháng 10 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 29/209 mẫu (13,88%) dương tính với Salbutamol (trong 29 mẫu dương tính, có 01 mẫu thức ăn lấy tại trại, kết quả cụ thể qua các đợ kiểm tra như sau:

     +. Trước khi có Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 03/9/2015 của UBND tỉnh và Chỉ thị số Chỉ thị số 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

     Ngành Nông nghiệp chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức 02 đợt kiểm tra chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, lấy 84 mẫu nước tiểu trên đối tượng heo thịt từ 70 kg trở lên tại 84 cơ sở chăn nuôi. Kết quả kiểm tra: Trong 84 mẫu đã lấy, có 17 mẫu (tỷ lệ 20,24%) có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol vượt ngưỡng cho phép; trong đó đợt 1 có  3/40 mẫu (tỷ lệ 7,5%), đợt 2 có  14/44 mẫu. Từ 31/8/2015-08/9/2015, tiến hành thanh tra đột xuất tại phường Long Bình, TP. Biên Hòa, đã lấy 17 mẫu (10 mẫu nước tiểu và 07 mẫu thức ăn) tại 10 trại chăn nuôi. Kết quả phân tích hàm lượng Salbutamol có 04/10 (tỷ lệ 40%) mẫu nước tiểu vượt ngưỡng, 01 mẫu dưới ngưỡng quy định, 05 mẫu không phát hiện chất cấm. Riêng 07 mẫu thức ăn chăn nuôi có 01/07 mẫu ( tỷ lệ 14,28%) vượt ngưỡng, 04/07 mẫu dưới ngưỡng, 02 mẫu không phát hiện chất cấm. Ngoài ra, Ngành còn tham gia đoàn kiểm tra do Phòng Cảnh sát môi trường – Công an Biên Hòa tổ chức, lấy 06 mẫu nước tiểu trên các đàn heo bơm nước tại 05 cơ sở (03 cơ sở giết mổ, 02 điểm trung chuyển heo hơi). Kết quả có 03/06 mẫu (tỷ lệ 50%) có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol.

    + Sau khi có Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 03/9/2015 của UBND tỉnh và Chỉ thị số Chỉ thị số 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

     Ngành Nông nghiệp chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức kiểm tra chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist đợt 3/2015 tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, lấy 102 mẫu nước tiểu trên đối tượng heo thịt từ 70 kg trở lên tại 102 cơ sở chăn nuôi. Kết quả kiểm tra: Trong 102 mẫu đã lấy, có 4 mẫu (tỷ lệ 3,92%) có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol.

     Hiện nay đang tổ chức thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn và kiểm tra chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist đợt 4/2015.

     2. Đánh giá tình hình:

     - Như vậy, sau khi tăng cường công tác quản lý kiểm tra tra chất cấm trong chăn nuôi, tình hình sử dụng chất cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có chiều hướng giảm, cụ thể: tỷ lệ mẫu có chữa chất cấm lấy trong đợt 3 còn 3,92%, trong khi đợt 1 là 7,5%, đợt 2 là 31,82%.

     - Qua kết quả thanh kiểm tra cho thấy tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm tương đối cao do một số nguyên nhân: Thương lái mua heo  sử dụng chất cấm có giá cao hơn so với giá heo nuôi không sử dụng chất cấm, mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ đối với hành vi sử dụng chất cấm trên đối tượng chăn nuôi trang trại từ 10.000.000 đ - 20.000.000 đ vẫn thấp so với lợi nhuận trong việc sử dụng chất cấm nên chưa mang tính răn đe, nguồn Sabutamol làm thuốc chữa bệnh cho người và nguồn Sabutamol nhập khẩu vào Việt Nam chưa được quản lý tốt.

    3. Những khó khăn, tồn tại:

     a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi của các địa phương.

    Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 03/9/2015 của UBND tỉnh về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Kế hoạch số 9003/KH-BNN-TTr ngày 02/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai đợt cao điểm thanh, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi; Sở Nông nghiệp và PTNT có các văn bản (3186/TB-SNN ngày 21/9/2015, 3433/SNN-NN ngày 09/10/2015, 3935/TB-SNN ngày 11/11/2015) đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện quản lý chất cấm trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay mới có 06 địa phương (TP. Biên Hòa, Định Quán, Nhơn Trạch, Vĩnh cửu, Xuân Lộc, TX. Long Khánh)  gửi kế hoạch.

    b) Trong công tác quản lý chất cấm:

    Tuy công tác thanh kiểm tra được triển khai hàng năm và xử lý vi phạm  đúng theo các quy định của Pháp luật nhưng tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, nguyên nhân do:

    - Thương lái mua heo  sử dụng chất cấm có giá cao hơn so với giá heo nuôi không sử dụng chất cấm.

    - Mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ đối với hành vi sử dụng chất cấm trên đối tượng chăn nuôi trang trại từ 10.000.000 đ – 20.000.000 đ vẫn thấp so với lợi nhuận trong việc sử dụng chất cấm nên chưa mang tính răn đe.

     - Nguồn Sabutamol làm thuốc chữa bệnh cho người và nguồn Sabutamol nhập khẩu vào Việt Nam chưa được quản lý tốt.

     - Bên cạnh đó, các quy định về quản lý chất cấm còn bất cập, cụ thể: Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định các hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm (trong đó có nhóm Beta-agonist). Tuy nhiên, tại phụ lục II của Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định hàm lượng cụ thể mẫu dương tính xét nghiệm theo phương pháp định lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước tiểu, nước uống, thịt, thận, gan, máu. Do đó chưa thống nhất trong tổ chức thực hiện.

    - Một số trại heo chống đối nên không kiểm tra được (đóng cửa trại); một số trạikhi phát hiện có chất cấm phải tuân thủ tiếp tục nuôi đàn gia súc đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính thì mới được xuất bán, nhưng họ không tuân thủ vẫn tiếp tục lén lút xuất bán hết đàn heo hoặc bán hết đàn heo có chất cấm và mua đàn khác về bỏ vào đó thay thế nhưng chưa có quy định chế tài  đối với hành vi này và hơn nữa thiếu trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong phối hợp quản lý đàn heo.

    4. Phương hướng trong thời gian tới đối với công tác quản lý chất cấm trên địa bàn tỉnh.

    - Tiếp tục tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của chất cấm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    - Tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi heo.

    - Triển khai Kế hoạch số 11/KH-SNN ngày 19/11/2015 về kế hoạch hành động triển khai đợt cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp (thời gian từ tháng 11 đến hết tháng 02/2016).

    - Kiểm tra, đánh giá, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 thuộc thẩm quyền của địa phương.

    - Quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

     - Thực hiện tốt công tác quản lý chăn nuôi theo Quyết định số 48/2011/QĐ- UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh. Đối với các cơ sở chăn nuôi không khai báo diễn biến đàn vật nuôi cho cơ quan chức năng sẽ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định (Nghị định 119).

     5. Cử tri phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa phản ánh: Tình trạng xe tải chở đất đá, vật liệu xây dựng quá tải làm rớt xuống đường còn diễn ra thường xuyên ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Đề nghị ngành chức năng cần kiên quyết hơn đối với việc xử phạt tình trạng vi phạm trên.

    UBND thành phố Biên Hòa chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

     Thành phố Biên Hòa nói chung và khu vực phường Thống Nhất nói riêng là địa bàn đang trong quá trình đô thị hóa, ở đây tập trung rất nhiều dự án đã và đang thực hiện nên trong thời gian qua có nhiều xe ben lưu thông trên tuyến đường này. Một số lái xe, chủ xe vì lợi nhuận lợi dụng lúc Công an không có mặt đã điều khiển phương tiện đi vào đường cấm, giờ cấm, che chắn không đảm bảo làm rơi vãi cát, đá gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn giao thông. Trước tình hình đó Công an thành phố đã tham mưu Ban ATGT thành phố tổ chức Hội nghị triển khai các quy định về xử lý vi phạm xe quá tải, vi phạm TTATGT. Tại hội nghị đã mời các công ty, doanh nghiệp vận tải trên địa bàn dự và thực hiện ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định về TTATGT; tổ chức hội nghị triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các đoàn thể, các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Biên Hòa; Đã tuyên truyền hướng dẫn pháp luật về trật tự ATGT cho toàn bộ các cơ quan đơn vị và hộ dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất; thành lập tổ công tác liên ngành.

     Bên cạnh đó Công an thành phố tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kết quả từ đầu năm 2015 cho đến nay, Công an thành phố đã lập biên bản và xử phạt hành chính 611 trường hợp xe tải, xe ben chở quá tải, để cát đá rơi vãi gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, vi phạm TTATGT nộp Kho bạc Nhà nước TP Biên Hòa 5.108.300.000đ, tước GPLX 198 trường hợp. Trong đó riêng địa bàn phường Thống Nhất (chủ yếu trên tuyến đường Võ Thị Sáu) phát hiện và xử phạt hành chính 115 trường hợp số tiền trên 950.000.000đ.

     6. Cử tri xã Tam An, huyện Long Thành phản ánh: Đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với các Công ty đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tam An trong việc tạo điều kiện cho công dân xã Tam An có việc làm tại Khu công nghiệp vì hiện nay xảy ra tình trạng các Công ty không nhận hồ sơ của người xin việc có ghi địa chỉ cư ngụ tại xã Tam An.

     UBND huyện Long Thành chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các huyện liên quan trả lời như sau:

    Từ năm 2008-2015 trên địa bàn huyện đã xảy ra trên 60 vụ đình công tại các công ty thuộc các khu công nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện Long Thành, riêng trong năm 2011 xảy ra 16 vụ đình công (đa số nằm trong các Khu công nghiệp), có nhiều vụ đình công kéo dài nhiều ngày, nguyên nhân người lao động đình công trái pháp luật, trong đó một số ít lao động kích động người khác đình công, ngăn cản người lao động khác vào làm việc, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, đặc biệt vào năm 2011, tại Công ty TNHH Mainetti-KCN Long Thành, một số lao động gây rối, kích động đình công và ngăn cản người vào làm, hăm dọa đánh nhau có hung khí. Những lao động đó, đa số là người địa phương (xã Tam An và An Phước ). Đó chính là nguyên nhân các Công ty tại KCN Long Thành không tiếp nhận hồ sơ tuyển lao động của 02 xã Tam An và An Phước.

     Trong năm 2012 phòng Lao động – TBXH huyện Long Thành có Báo cáo 89/LĐTBXH ngày 04/7/2012 trong đó có kiến nghị Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với Ban quản lý các KCN Đồng Nai có văn bản kiến nghị Hiệp hội các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc can thiệp về tình hình lao động tại 02 xã Tam An và An Phước thuộc huyện Long Thành. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết. UBND tỉnh sẽ tiếp chỉ đạo nội dung này.

     Ngày 10/12/2015 UBND huyện Long Thành đã tổ chức cuộc họp và làm việc với các ngành liên quan giải quyết các vụ việc trong đó có nội dung việc các Công ty khu công nghiệp không nhận hồ sơ của những người có địa chỉ cư trú tại xã Tam An, UBND huyện đã có Thông báo số 388/TB-UBND ngày 17/12/2015 đề nghị Liên đoàn lao động huyện và Công an xã theo dõi, nắm tình hình, tuyên truyền vận động người dân địa phương, báo cáo kết quả đề xuất hướng giải quyết. UBND huyện tiếp tục theo dõi tình hình và đề xuất ý kiến các ngành chức năng giải quyết.  

       Tuyết Anh