Năm 2020, dự báo lĩnh vực nông nghiệp sẽ gặp một số khó
khăn, thách thức như: thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa giảm, nhiệt
độ tăng dẫn đến thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng
cao, hiện tượng xâm nhập mặn sẽ diễn biến phức tạp; dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi diễn biến khó lường, trong đó dịch tả lợn Châu Phi cần thời gian dài
để xử lý; chất lượng sản phẩm chưa cao, nên sức cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường còn hạn chế; giá cả nông sản không ổn định; ...
Nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững trong năm
2020 cần có sự tham gia nhiều thành phần kinh tế; xây dựng nền nông nghiệp đô
thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến
đổi khí hậu; tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn đạt năng suất chất lượng
cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị gia
tăng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; gắn sản
xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến. cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng GTSX
nông, lâm, thủy sản: 2,6 – 2,8% (Phấn đấu đạt khoảng 3,0 - 3,2%);
- Số
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 5 -
7 xã (Phấn đấu 10 - 12 xã)
- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao 01 xã (Phấn đấu 02 xã);
- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch theo QC02: Đạt 80%;
- Tỷ lệ che phủ cây xanh: 52%;
- Tỷ lệ che phủ rừng: 29,76%;
- Thành lập mới 35 hợp tác
xã nông nghiệp, 35 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo Nghị
quyết số 143 của HĐND tỉnh; có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao trở
lên
Về
tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản: Tiếp tục rà soát điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với
biến đổi khí hậu tại địa phương. Tăng cường ứng dụng khoa
học công nghệ, sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, ứng dụng cơ giới hóa,
thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững; giảm
sử dụng các loại phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật; giám sát, dự báo và
thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sâu bệnh. Chuyển đất lúa năng suất và
hiệu quả thấp sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn, phù hợp
với điều kiện sinh thái của địa phương; phát triển sản xuất rau, hoa công nghệ
cao và cây dược liệu; liên
kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Về
chăn nuôi: Thực hiện quản lý giống vật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; nâng cao chất lượng đàn
giống trên địa bàn thông qua công tác đánh giá bình tuyển và nhập các giống có
năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện chăn nuôi. Khuyến khích chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, an toàn dịch bệnh, sử dụng
phần mềm quản lý chăn nuôi để truy xuất nguồn gốc sản phẩm; sản xuất dưới các
hình thức hợp tác và liên kết. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để
phòng chống dịch trên vật nuôi, đặc biệt là hạn chế sự lây lan của dịch tả lợn
Châu Phi;
Về thủy sản: Xây dựng các chuỗi sản phẩm thủy sản đối với cá, tôm. Áp dụng rộng rãi quy trình, công nghệ mới tiên
tiến để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thức ăn, nguồn nước tự nhiên, năng lượng
và giảm phát thải ra môi trường; nhân rộng các tiêu chuẩn vào nuôi trồng thủy
sản; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản quảng bá, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu
sản phẩm theo quy định.
Về lâm nghiệp: Giữ ổn định diện tích, nâng cao chất lượng
rừng; thực hiện tốt công tác phát triển rừng, công tác trồng rừng thay thế,
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo kế hoạch đề ra; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 29,76%, tỷ lệ che phủ cây xanh 52%. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền
vững; hoàn thành việc cắm mốc ranh giới quản lý; phối hợp với địa phương giải
quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp ở những nơi còn tồn tại.
Về Thủy lợi và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Theo dõi chặt chẽ
tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh để vận hành hợp lý công trình thủy lợi,
phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho công tác sản xuất nông nghiệp. Theo
dõi, đôn đốc các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi kiểm tra, sửa
chữa các công trình thủy lợi, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả;
tổng hợp đề xuất xử lý tình hình vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi; cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi, xả nước thải vào hệ thống thủy lợi theo quy định của pháp
luật;
Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:Tiếp tục đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới để người dân biết, hướng ứng tham gia; giữ vững và nâng cao chất lượng
các tiêu chí sau khi đạt chuẩn; tập trung huy động nguồn lực xây dựng nông thôn
mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, nông thôn mới gắn
với đô thị văn minh; tập trung phát triển mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập
người dân.
Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:Tổ chức rà soát những khu vực nông thôn chưa có đường ống cấp nước, phối
hợp với địa phương triển khai thực hiện đầu tư đấu nối, mở rộng phạm vi cấp
nước từ các tuyến ống cấp nước do đơn vị quản lý nhằm nâng cao khả năng cấp
nước cho người dân nông thôn; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
kiểm tra, tiến độ xây dựng các công trình nước sạch nông thôn, đôn đốc sửa
hoàn thành để đưa vào phục vụ.
Nguyễn Bình