Ngày 12 tháng 7 năm 2025 - 19:46:28 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính quyền địa phương Đăng ngày: 11/07/2019
Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội
nghị lấy ý kiến vào dự án Luật và tổng hợp ý kiến gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Các nội dung góp ý cụ thể như sau:
1. Về thẩm quyền của Thường trực HĐND
Chức năng và tên gọi của cơ quan
Thường trực của HĐND nói lên thẩm quyền của Thường trực HĐND là cơ quan thực
hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực thay mặt HĐND xử lý công việc trong thời
gian HĐND không tổ chức kỳ họp họp. Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 đã
khẳng định rõ: “Đối với các vấn đề thuộc
thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời
gian giữa hai kỳ họp thường lệ của HĐND thì Thường trực HĐND tự mình hoặc theo
yêu cầu của Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
HĐND quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định” do
đó hiện nay Thường trực HĐND các cấp không xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai
kỳ họp. Tuy nhiên, thực tế các vấn đề phát
sinh thì diễn ra thường xuyên, bên cạnh đó có những vấn đề nhỏ, không cần thiết
phải tổ chức cả một kỳ họp bất thường để quyết định như điều chỉnh nguồn vốn
nhỏ nhưng dư hoặc chưa kịp thực hiện từ dự án A sang dự án B; địa phương C sang
địa phương B; chuyển kinh phí từ nguồn E sang F ….Vì vậy, đề nghị quy định HĐND có thể
ủy quyền cho Thường trực HĐND cấp mình thực hiện nhiệm vụ là một quy định cần
thiết để đúng với chức năng và tên gọi của cơ quan Thường trực của HĐND. 2. Quy định về tổ chức và hoạt
động của Tổ đại biểu  Một phiên họp của Thường trực HĐND
Giám sát Tổ đại biểu Hội đồng nhân
dân là một nhiệm vụ mới và khó vì lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật và chưa
có tiền lệ. Quy định hiện nay, Tổ đại biểu là 1
trong 5 chủ thể giám sát nhưng cách thức tiến hành, địa vị pháp lý, điều kiện
bảo đảm không rõ; mối liên kết các thành viên trong Tổ cũng thiếu sự chặt chẽ
so với các chủ thể khác. Về phạm vi giám sát rất rộng vì Luật
quy định Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện giám sát việc tuân theo Hiến
pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do HĐND
hoặc Thường trực HĐND phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân thực
hiện hoạt động giám sát. Về cách thức tiến hành, trong khi
Luật quy định rất rõ đối với các chủ thể khác (Thường trực, các ban) từ việc
xây dựng kế hoạch, ban hành quyết định thành lập đoàn, báo cáo và kết luận sau
giám sát đồng thời các chủ thể này có quyền sử dụng con dấu của HĐND thì với Tổ
đại biểu, cũng có quy định về trách nhiệm thông báo nội dung, kế hoạch giám sát
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày trước ngày
bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát; mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan tham gia giám sát nhưng Luật không quy định thông báo và mời bằng
cách nào. Hiện nay, Ban Công tác đại biểu có
hướng dẫn tại Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 thì Tổ đại biểu không được sử
dụng con dấu của HĐND mà chỉ sử dụng chữ ký của Tổ trưởng, tổ phó trong hoạt
động tổ. Do đó, đề nghị quy định theo cách thức
Đồng Nai đang thực hiện và có hiệu quả theo trình tự sau: Tổ đại biểu xây dựng
kế hoạch → gửi đề nghị về Thường trực HĐND → Thường trực HĐND xem xét, ban hành
quyết định để đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giám sát → Tổ đại biểu giám
sát và báo cáo kết quả về Thường trực HĐND → Thường trực HĐND ban hành kết luận
giám sát →Tổ đại biểu theo dõi kết quả thực hiện kiến nghị. 3. Về số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả đánh giá: “Số lượng, cơ cấu đại biểu dân cử chưa phù hợp, chất
lượng còn hạn chế”. Từ đánh giá đó, Nghị quyết chỉ đạo: “Nghiên cứu, thực hiện
giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các
cơ quan quản lý nhà nước”. Như vậy, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 18 tác
động đến Ban HĐND cấp tỉnh đã rõ, gồm 2 giảm: (1) giảm hợp lý số lượng đại biểu
HĐND và (2) giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước. Nghị
quyết số 18 không chỉ đích danh giảm đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Quá trình sửa đổi, bổ sung Luật, Bộ
Nội vụ đã dự thảo và xin ý kiến các địa phương, theo đó quy định giảm số lượng
đại biểu HĐND các cấp ở từng loại hình đơn vị hành chính (khoảng từ 10% - 15% ở
từng đơn vị hành chính); quy định 1 Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh là đại
biểu HĐND chuyên trách (Luật hiện hành quy định 2 Phó Trưởng ban hoạt động
chuyên trách). Lý giải về việc giảm 1 Phó Trưởng ban chuyên trách như trên, Bộ
Nội vụ cho rằng việc quy định số lượng Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp
huyện hoạt động chuyên trách như thời gian vừa qua đã làm tăng biên chế của
chính quyền địa phương trong bối cảnh cả nước thực hiện Nghị quyết của Trung
ương về tinh giản biên chế. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về
tinh giản biên chế thì tỷ lệ giảm áp dụng ở mức 10%. Do đó, dự thảo Luật sửa
đổi xác định giảm khoảng từ 10 - 15% ở từng đơn vị hành chính cần được điều
chỉnh ở tỷ lệ 10% để bảo đảm sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra là Luật
sửa đổi, bổ sung quy định giảm số lượng đại biểu HĐND hay giảm đại biểu HĐND
hoạt động chuyên trách? Theo Dự thảo hiện nay, HĐND cấp tỉnh đã giảm 4 - 5 đại
biểu bao gồm: 1 Phó Chủ tịch; 3 đến 4 Phó Trưởng ban HĐND. Đó là chưa kể, từ
đầu nhiệm kỳ, nhiều địa phương đã bố trí mỗi Ban có 3 đại biểu chuyên trách;
theo xu hướng sắp xếp thời gian tới, Trưởng ban sẽ hoạt động kiêm nhiệm và
thường sẽ do Trưởng các Ban Đảng đảm nhiệm thì con số đại biểu chuyên trách
giảm là 7 hoặc 8 đại biểu. Do đó nhiều địa phương chỉ cần bố trí số đại biểu
hoạt động chuyên trách theo Dự Luật cũng đã hoàn thành việc giảm số lượng đại
biểu. Điều đó có nghĩa là giảm số lượng đại biểu nhưng thực chất chỉ là giảm số
lượng đại biểu chuyên trách. Như vậy, có thể nói việc hướng đến số đại biểu
hoạt động chuyên trách để giảm như dự thảo là chưa thực sự sát với tinh thần
của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Luật quy định, Ban của HĐND là cơ
quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước
khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ
trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Các thành viên Ban của
HĐND chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
trước HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ban của HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn
được Ban phân công. Do đó, đề nghị quy định giữ nguyên số lượng đại biểu chuyên
trách như luật hiện hành. 4. Các nội dung khác - Cần có quy định về việc tổ chức
hội nghị để thống nhất nội dung, chương trình chuẩn bị các kỳ họp HĐND để có sự
phối hợp, chủ động của các cơ quan, đặc biệt để đảm bảo sự phối hợp tốt giữa
HĐNd-UBND-UBMTTQVN cùng cấp. - Trong việc phê chuẩn Nghị quyết
của HĐND, các địa phương hiện quan tâm về cách thức xử lý nếu các nghị quyết
của Hội đồng nhân không được cấp trên phê chuẩn (nhất là các nghị quyết về nhân
sự) do đó cần được xử lý trong Luật. - Luật giao quyền cho HĐND cấp tỉnh
ban hành một số quy định để phù hợp với điều kiện thức tế, đặc thù (như các mức
thu) nhưng thực tế những quyền này lại rất nhỏ bé vì chỉ trong giới hạn khung
mà Chính phủ hoặc bộ đã ban hành. Do đó khi sửa đổi Luật sắp cần có cách nào để
không làm mất đi quyền của HĐND tỉnh trong ban hành các quy định và chính sách
đặc thù. - Dự thảo Luật quy định Thường trực
HĐND “thống nhất” với UBND nhưng HĐND bầu ra UBND, về địa vị pháp lý không thể
quy định thống nhất do đó cần tạo khuôn khổ pháp lý và giám sát nguồn lực phù
hợp. - Về hoạt động tiếp xúc cử tri, dự
thảo Luật không có các hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tại nơi cư
trú, nơi công tác và tiếp xúc chuyên đề trong khi những hình thức tiếp xúc mà
trước đây có nơi, có đại biểu đã thực hiện rất tốt và cần duy trì trong Luật
hiện hành.
Nguyễn Thị Oanh
|
|
|