Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 39 tháng 01,02-2008

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục-thể thao, dạy nghề, dân số gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010

Đăng ngày: 23/02/2008
Đến năm 2010, có khoảng 50% học sinh Mầm non, 35% học sinh THPT, 30% học sinh THCN theo học các trường ngoài công lập;
 Ban VHXH HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra đề án trước kỳ họp
Giường bệnh ngoài công lập đạt 10% trên tổng số giường bệnh; từ 30-50% các lực lượng ngoài công lập tham gia các hoạt động văn hóa; có 40-50% cơ sở TD-TT ngoài công lập; tỉ lệ học sinh học nghề theo hình thức xã hội hóa đạt 72%; có 100% xã, phường có tụ điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Đó là một số mục tiêu cụ thể trong đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục-thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh đến năm 2010.

Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về Phát triển xã hội hóa các hoạt động giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục- thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010. Việc ban hành Nghị quyết nhằm xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ the, các giải pháp chủ yếu trong đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trên các lĩnh vực: giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục- thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn tỉnh đến năm 2010. Theo đó, ngân sách Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư cho các cơ sở công lập, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người, đối tượng chính sách, người nghèo; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị công lập; chuyển các cơ sở sự nghiệp công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ. Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm thu hút tối đa nguồn lực trí tuệ và vật chất trong doanh nghiệp, trong nhân dân để đầu tư vào các lĩnh vực mà ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ; tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật, thúc đẩy khu vực ngoài công lập phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong thời gian tới, các giải pháp chủ yếu sẽ được thực hiện gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và công khai hóa thông tin về chủ trương xã hoi hóa cho nhân dân biết; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích xã hội hóa như chính sách về đất đai, thuế, huy động vốn và tín dụng, tiền lương và bảo hiểm xã hội, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư; hoàn thiện các qui định về điều kiện thành lập và hoạt động của các cơ sở ngoài công lập trên địa bàn; thực hiện việc điều chỉnh  mức thu viện phí, học phí theo qui định của Luật và hướng dẫn của Chính phủ; đối xử bình đẳng giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập trong các hoạt động: thi đua, khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ…; tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở ngoai công lập và thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục- thể thao, dạy nghề, dân số, gia đình và trẻ em.

Nguyễn Thị Ngọc Liên-Phó Ban VHXH HĐND tỉnh