Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 112-Qúy IV-2016

Một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 48/2016/NĐ-CP

Đăng ngày: 04/08/2017
  ​Ngày 27/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, giữa nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan này sau nửa năm hoạt động đã bộc lộ những vấn đề vướng mắc.
 

​Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp được quy định theo hướng kiện toàn về tổ chức bộ máy, tăng thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ; tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Đồng thời, nhiều Luật hiện nay chuyển quyền quyết định các vấn đề quan trọng với mức độ phức tạp cao của địa phương từ UBND sang HĐND tỉnh như Luật Đất đai với quyết định danh mục các dự án thu hồi đất; Luật Đầu tư công với thẩm quyền quyết định chủ trương dầu tư các chương trình và dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với trách nhiệm của các Ban đã tổ chức thẩm tra sẽ tiếp tục có trách nhiệm giải trình các nội dung trình tại kỳ họp HĐND… Những điều này đòi hỏi HĐND tỉnh phải tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động từ nhiệm kỳ 2016-2021. Với đặc thù là cơ quan dân cử, hiệu quả hoạt động của HĐND không chỉ quyết định bằng chính những người đại biểu HĐND mà còn có phần đóng góp rất quan trọng của cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh.

112-5.jpg
Công chức Văn phòng HĐND tỉnh tham mưu, phục vụ Hội nghị
 của Thường trực HĐND tỉnh ​

 

Nghị định số 48/2016/NĐ-CP quy định Văn phòng HĐND cấp tỉnh thực hiện 18 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn trong đó nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ở địa phương. Trong khi đó, mô hình Văn phòng HĐND tỉnh chỉ có 02 Phòng, mỗi Phòng có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng Phòng chưa thực sự phù hợp và tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho HĐND tỉnh trong tình hình hiện nay. Trong đó, Phòng Tổng hợp với nhiệm vụ tham mưu cho Thường trực, 03 Ban, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, pháp chế - dân nguyện và nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp cho Thường trực HĐND tỉnh… thì chỉ có  Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng là không đủ để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Để đảm bảo yêu cầu chuyên môn hóa và nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ công chức chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động tham mưu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề xuất Văn phòng HĐND tỉnh nên thành lập 03 Phòng gồm Phòng Tổng hợp - Pháp chế - Dân nguyện, Phòng Kinh tế - Xã hội và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị - Công nghệ thông tin; mỗi phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. 

Ngoài ra, cần xác định số biên chế của Văn phòng HĐND cấp tỉnh căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của HĐND tỉnh để đảm bảo thực hiện thống nhất trên cả nước. Theo đó, có thể quy định số lượng biên chế công chức của Văn phòng HĐND tỉnh dựa trên số lượng đại biểu HĐND tỉnh cấp tỉnh (tương tự như quy định về số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh tại Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). 

Tuấn Anh