Ngày 2 tháng 7 năm 2025 - 5:48:10 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Phối hợp công tác giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh với Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh Đăng ngày: 04/08/2017
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan, vừa qua Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh đã ký Quy chế phối hợp hoạt động. Quy chế gồm 3 chương, 7 điều, quy định về nguyên tắc phối hợp phải đảm bảo hoạt động của từng cơ quan theo quy định của pháp luật, đề cao trách nhiệm của từng cơ quan, tạo điều kiện cho các cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo Quy chế, 7 nội dung phối hợp chính gồm có: Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương cúa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tổ chức lấy ý kiến góp ý các dự án luật thông qua, cho ý kiến tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIV; thực hiện các hoạt động giám sát, khảo sát việc thực thi pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo chương trình đã được xây dựng; hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri; Phối hợp chỉ đạo, xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề nhân dân bức xúc, quan tâm phản ánh, kiến nghị thông qua công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, tiếp nhận đơn thư khiếu nại- tố cáo của công dân và qua hoạt động khảo sát, giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; nghiên cứu, cải tiến phương thức và hình thức hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh.
Quy chế cũng đề ra trách nhiệm của từng cơ quan tham gia phối hợp chủ động, thực hiện các nội dung là chức năng nhiệm vụ chính của mình để liên hệ mật thiết với cơ quan có liên quan nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận, tránh trùng lắp hoặc thiếu nhất quán trong các hoạt động, thông qua các hình thức chủ yếu như tham gia các hoạt động giám sát, tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, phối hợp trao đổi thông tin xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, gửi báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, xây dựng lịch công tác….Trong đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh có trai trò chính, chủ trì đối với việc lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật ở địa phương và công tác tổ chức cho Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, tiếp công dân theo đề nghị của Đại biểu Quốc hội cũng như theo chương trình công tác của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì, mời Đoàn Đại biểu Quốc hội tham gia các hoạt động kỳ họp, hội nghị giao ban, hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến hoạt động của Đại biểu Quốc hội, đoàn Đại biểu Quốc hội. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chủ trì, mời đại biểu Quốc hội, đoàn Đại biểu Quốc hội dự các cuộc họp báo cáo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đến. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì thực hiện công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội. Các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhau để cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Về phương pháp phối hợp, khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đề nghị phối hợp, cơ quan được đề nghị phối hợp phân công hoặc cử cán bộ tham gia thực hiện. Khi cần lấy ý kiến tham gia, cơ quan đề nghị gửi văn bản cho cơ quan được đề nghị kèm theo tài liệu liên quan trước 10 ngày làm việc để chuẩn bị ý kiến tham gia. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan được đề nghị trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề nghị, nếu quá thời hạn mà không có ý kiến trả lời, xem như đã nhất trí và cùng chịu trách nhiệm về vấn đề đã được trao đổi. Khi cần thiết, các cơ quan trao đổi, cung cấp bằng văn bản những thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan. Đối với những vấn đề quan trọng cần trao đổi, thống nhất thì cơ quan nêu vấn đề chủ trì tổ chức họp với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan trước khi quyết định theo thẩm quyền của mỗi cơ quan.
Bên cạnh các nội dung phối hợp, một vấn đề rất quan trọng để góp phần tạo nên hiệu quả công tác phối hợp, đó là cơ chế tổ chức triển khai thực hiện quy chế. Theo đó, chế độ hội họp quy định rõ định kỳ trước các kỳ họp quốc hội (trừ kỳ họp thứ nhất và kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ), Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp để nắm các vấn đề cần thiết để kiến nghị với Quốc hội, với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan của trung ương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở địa phương. Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp rút kinh nghiệm, bàn biện pháp thực hiện quy chế phối hợp trong thời gian tiếp theo. Các bên phân công nhân sự lãnh đạo trực tiếp đại diện cho từng cơ quan để trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện quy chế phối hợp. Về trách nhiệm tham mưu tổ chức thực hiện, giao Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp tham mưu, phục vụ, giúp lãnh đạo các cơ quan triển khai thực hiện quy chế một cách đầy đủ, hiệu quả.
Kim Chung
|
|
|