Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 27-tháng 08+09.2006

Khi người lao động bị tăng ca quá nhiều

Đăng ngày: 24/11/2006
Vừa qua, Đoàn liên Bộ LĐTBXH và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đến khảo sát tình hình chấp hành pháp luật lao động ở một số doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn Đồng Nai. Theo ghi nhận của chúng tôi theo đoàn thì hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI còn vi phạm pháp luật lao động nói chung đặc biệt là hiện tượng người lao động phải làm tăng ca quá nhiều vẫn là chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn FDI.
Người lao động tăng ca tại công ty TNHH nhựa Phú Lâm
Công nhân Lê Thị Thu H., hiện đang làm việc tại công ty TNHH sản xuất ngư cụ Chingfa, KCN Nhơn Trạch cho biết em quê từ Nam Định vào làm việc ở đây đã được hơn 2 năm với mức thu nhập hiện tại cả tăng ca là trên 1,2 triệu đồng. Số tiền này em vừa dùng cho chi tiêu như thuê phòng trọ, trả tiền điện nước và dành khoảng 300.000 đồng gửi về phụ giúp gia đình, vì nếu không tăng ca chỉ đơn thuần có trên 800.000 đồng/tháng. Với công nhân Trần thị Ánh T. quê Quảng Nam thì lại khác, gia đình em vừa khó khăn lại liên tục gặp thiên tai nên nếu không tăng ca thì không có tiền để nuôi 3 đứa em còn đi học. Mặt khác cả T cũng như H, nếu không tăng ca thì không biết làm gì vào những ngày nghỉ nên các bạn chủ động xin tăng ca để có thêm thu nhập…

Tăng ca tại Công ty TNHH Sản xuất ngày ngư cụ Chingfa
Từ thực tế trrên, theo ông Nguyễn Thế Công, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kỹ thuật Bảo hộ Lao động thì hiện nay hầu hết công nhân lao động đều làm việc từ 10 đến 12giờ/ngày; 58 đến 72 giờ/tuần, gấp 1,2 đến 1,5 lần so với Luật lao động quy định. Số giờ làm việc cao như vậy sẽ không thể tạo ra được chất lượng sản phẩm cao. Đối với Đồng Nai, theo báo cáo của sở  LĐTBXH qua kiểm tra tại 45 doanh nghiệp có vốn FDI từ đầu năm đến nay thì cơ bản các doanh nghiệp thực hiện tương đối đầy đủ thời gian nghỉ có hưởng lương cho người lao động. Các doanh nghiệp đều có sự thoả thuận với người lao động khi làm thêm giờ, tuy nhiên việc tổ chức làm thêm giờ tại các doanh nghiệp đều vượt quá quy định của pháp luật; đáng chú ý là có 13/45 đơn vị làm thêm trên 500 giờ/năm như Fujitsu, Tín Dũng, Nam Yang, Johnson Wood, Togamex, Nectokin, All Super, Vedan…; 27 doanh nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định về số ngày nghỉ hàng năm cho những lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại. Hầu hết chưa áp dụng được các quy định của Thông tư 16/LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, gia công hàng xuất khẩu. Thực tế khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy hầu hết người lao động đều trong trạng thái mệt mỏi vì phải làm thêm giờ. Công nhân Nguyễn Thị M., công ty Togamex cho biết thực tình không muốn tăng ca nhiều vì ngoài công việc bạn còn mong muốn có nhu cầu giao lưu tìm bạn, nhưng nếu không làm thì ngay cả chi tiêu bản thân cũng không đủ. Do vậy khi về đến nhà là lăn ra ngủ để còn kịp cho ngày làm việc tiếp theo. Với trường hợp của Lương Thị Ng., đã có thâm niên trên 5 năm làm việc tại công ty NamYang, Ng. cho biết bạn đã có gia đình và một con nhỏ hơn một tuổi, hiện tại hai vợ chồng đều là công nhân với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ tạm đủ cho một gia đình ở phòng trọ cùng một người bế con, vì thế nhiều khi rất thương con nhưng Ng. vẫn phải cố gắng tăng ca để có thêm thu nhập cho chi tiêu gia đình…

 Nguyên nhân chính của hiện tượng người lao động phải làm thêm quá nhiều giờ vẫn là do chính sách về tiền lương, thưởng trong các doanh nghiệp có vốn FDI còn quá thấp. Mặc dù Chính phủ đã có sự điều chỉnh bằng Nghị định 03/2006/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp này, nhưng xem ra, người lao động vẫn còn khó khăn. Cũng theo Sở LĐTBXH thì qua kiểm tra ở 45 doanh nghiệp cho thấy thu nhập trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI là 1,2 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là 710.000 đồng, cao nhất là 15 triệu đồng/người/tháng. Như vậy mức chênh lệch giữa đa số những người lao động thu nhập thấp và trung bình với số ít lao động là nhân sự, quản lý là quá cao.

Giải quyết vấn đề này không chỉ một cấp, một ngành hay một doanh nghiệp mà cần phải có sự đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành. Bên cạnh đó các cấp công đoàn cần có sự tham mưu với giới chủ các hình thức vui chơi giải trí, tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tái tạo sức khoẻ cả về vật chất và tinh thần. Có như thế chất lượng sản phẩm mới cao và đảm bảo thời gian làm việc nghỉ ngơi cho người lao động mới hợp lý, đúng pháp luật.

N. Trinh