Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 52-T04.2009

Vai trò của báo chí đối với hoạt động của đại biểu dân cử

Đăng ngày: 01/09/2009
Vừa qua, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu-Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với dự án của UNDP về tăng cường năng lực cho cơ quan dân cử ở Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn về mối quan hệ giữa HĐND với báo chí. Tỉnh Đồng Nai có ông Nguyễn Văn Dũng-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh tham dự với tư cách khách mời.
Đại biểu HĐND Tp.HCM Đặng Văn Khoa giao lưu tại triển lãm nghị cụ của mình tại hội nghị
Thực tế, đại biểu dân cử là những công dân ưu tú, được giới thiệu ứng cử và trúng cử, thường chưa kinh qua trường lớp chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động HĐND. Chính vì vậy, giai đoạn đầu của nhiệm kỳ thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với đại biểu ( trừ một số ít đại biểu tái cử). Cũng vì vậy mà đại biểu thường chú trọng nhất đến việc nghiên cứu luật và các quy chế liên quan đến hoạt động HĐND và cố gắng thể hiện thật tốt vai trò của mình so với chức năng, nhiệm vụ được quy định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của đại biểu, sự gắn kết với báo chí là một phần tất yếu, và thực tế báo chí đã đóng vai trò khá quan trọng đối với hoạt động của đại biểu.

Một vai trò quan trọng nhất của báo chí, đó là gây dựng nên nhận thức, đánh giá của người dân đối với hoạt động của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử. Qua tác động của truyền thông mà người dân nhiều nước đã hiểu được về cơ chế làm việc của cơ quan dân cử là cơ chế hội họp, như vậy việc xem xét, đánh giá đi đến quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương phải được thực hiện thông qua hội họp, vì thế cơ quan dân cử ở nhiều nước tiến hành hội họp hầu như là quanh năm. Thế nhưng, tại Việt Nam, HĐND cấp tỉnh chỉ họp trung bình 10 ngày/năm, Quốc hội họp 2 tháng/năm nhưng nhiều người dân cho rằng cơ quan dân cử họp quá nhiều! Cũng chính từ vai trò phản ánh của báo chí đã hình thành nên sự đánh giá về hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội và HĐND. Đây là kết quả của việc phản ánh các phiên họp, nhất là các phiên chất vấn và trả lời chất vấn chưa mang tính tiêu biểu trong việc chọn lọc các nội dung, dung lượng phát sóng cho từng nội dung được chất vấn.

Ngoài ra, do tác động của truyền thông chưa mang đến thông tin sâu, rộng, toàn diện cho người dân nên vị trí, chức năng, vai trò của cơ quan dân cử cũng chưa được nhân dân hiểu hết, hiểu đúng để từ đó có thể thiết lập mối quan hệ gắn kết mật thiết hơn giữa nhân dân và những người đại diện của mình. Tuy nhiên, vai trò của báo chí nước ta hiện nay còn mang nặng tính tuyên truyền (thông tin một chiều), chưa mang nặng tính truyền thông (thông tin có sự phản biện nhiều chiều, có nhiều dẫn chứng thực tế làm cơ sở cho các ý kiến phản biện), chính vì vậy mà chưa tạo nên sức thu hút mạnh đối với công luận. Đặc biệt vai trò của truyền thông trong môi trường internet hiện nay chưa tạo được sự thuyết phục mạnh mẽ, dẫn đến chưa tạo được luồng chính kiến, có tính thuyết phục đối với nhiều vấn đề có tính chất thời sự của xã hội, hệ quả tất yếu là sự hiểu biết và lòng tin của người dân vào cơ quan dân cử nói riêng, bộ máy chính quyền nói chung còn bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng thông tin trái chiều vốn dĩ xuất hiện nhan nhản thông qua các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, nhận thức được vai trò của báo chí sẽ mang lại hiệu ứng xã hội to lớn đối với đại biểu dân cử. Một số đại biểu HĐND thành phố Hồ Chí Minh đã đi tiên phong trong việc đồng hành cùng cơ quan dân cử. Cụ thể là đại biểu Phạm Phương Thảo-Chủ tịch HĐND Tp.HCM với chuyên mục “Nói và làm”, đại biểu Đặng Văn Khoa với “thương hiệu” ông Hội đồng Khoa với phương pháp thực tiễn là dùng các bằng chứng xác thực thông qua quá trình tìm hiểu thực tế để chất vấn các cơ quan có thẩm quyền, đại biểu Nguyễn Minh Hương-Biên tập viên Đài PTTH Tp.HCM với một số thành quả bước đầu trong việc đôn đốc cơ quan chức năng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của kênh Ba Bò…Như vậy, việc đại biểu đồng hành cùng với báo chí sẽ mang lại hiệu ứng tích cực trong cộng đồng, từ đó tạo nên động lực để cơ quan chấp hành triển khai giải quyết một số vấn đề bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, cũng chính vì sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân về cơ quan dân cử, do tác động của báo chí mà một số người dân cho rằng việc chất vấn của đại biểu phải đi đến tận cùng! Thực tế, cơ quan dân cử làm việc theo chế độ hội nghị thì không thể và cũng không cần thiết phải đưa một vấn đề nào đó đến kết luận cuối cùng, mà chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật quy định cho cơ quan dân cử là kiến nghị để cơ quan chấp hành giải quyết đến cùng, trong đó sử dụng truyền thông là một công cụ hợp pháp và chính đáng.

Một bộ phận người dân cũng cho rằng, cơ quan dân cử hiện nay mang nặng tính hình thức, không có thực quyền. Trên thực tế, chức năng của Quốc hội và HĐND thể hiện rõ nhất ở nhiệm vụ thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng. Như vậy, chính chức năng này đã làm nên tính hình thức của cơ quan dân cử, nhưng là một chức năng quan trọng, có tính quyết định trong việc đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào đời sống. Tuy nhiên, cũng từ thực tế việc HĐND quyết nghị các chỉ tiêu, số liệu trên cơ sở nghị quyết của Đảng, sẽ dẫn đến một tình huống: liệu HĐND có thể nghị quyết khác với Nghị quyết của Đảng? Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất phương thức thay đổi quy trình ban hành Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của HĐND theo một trình tự khác với hiện nay, trong đó HĐND sẽ họp trước và thống nhất các chỉ tiêu, số liệu, nhiệm vụ chủ yếu cần phải thực hiện. Đây là nội dung thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sẽ là một kênh thông tin quan trọng để Đảng nghiên cứu, tham khảo khi ban hành Nghị quyết Đảng, chỉ đạo quá trình triển khai thực hiện của cơ quan hành pháp. Đây cũng được xem là một phương pháp để nhân dân đóng góp xây dựng Đảng một cách thiết thực. Tuy nhiên, đây quả là đề xuất quá táo bạo, vì sẽ làm đảo lộn các quy định cơ bản trong thể chế chính trị và trong thời điểm hiện nay, đề xuất này chỉ mang tính tham khảo và cần nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích, đánh giá về những kết quả và hệ quả (nếu có).

Cũng chính từ vai trò quan trọng của báo chí trong việc hình thành nên phản ứng của công luận mà người đại biểu cũng cần lưu ý đến một số kỹ năng, kỹ thuật trả lời phỏng vấn. Ví dụ người đại biểu cần có các thỏa thuận chi tiết với báo chí để tạo điều kiện chuẩn bị về nội dung của một cuộc phỏng vấn, sự thống nhất về nội dung bản thảo, chất lượng hình ảnh được đăng tải…để tránh dẫn đến sự hiểu lầm hoặc sự tạo các hiệu ứng không thích hợp, không chính xác với thực tế.

Kim Chung