Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 27-tháng 08+09.2006

Ban KT-NS tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị Quyết số 60/2003/NQ.HĐND ngày 10/12/2003 và Nghị Quyết số 19/2004/NQ.HĐND7 về định mức phân bổ chi ngân sách địa phương từ năm 2004 đến năm 2006

Đăng ngày: 24/11/2006
Trong tháng 8/2006, Ban KT-NS HĐND tỉnh tổ chức Đoàn giám sát việc thực hiện Nghị Quyết số 60/2003/NQ.HĐND ngày 10/12/2003 và Nghị Quyết số 19/2004/NQ.HĐND7 về định mức phân bổ chi ngân sách địa phương từ năm 2004 đến năm 2006. Cuộc giám sát do bà Nguyễn Thị Tuyết Nga-Trưởng Ban KT-NS Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Đồng Nai làm trưởng đoàn với nội dung chủ yếu xoay quanh tình hình mức phân bổ về chi phí quản lý Nhà nước và chi sự nghiệp, mức độ phù hợp của định mức đối với yêu cầu hoạt động, định mức chi quản lý Nhà nước và chi sự nghiệp năm 2007 - giai đoạn 2007-2010.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga-Trưởng Ban KTNS-chủ trì cuộc họp
Đoàn giám sát và các Đại biểu được mời dự như bà Nguyễn Thị Kim Liên-Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh, Bà Nguyễn Thị Hoa-Giám đốc Sở Tài chính đã nghe các 6 Sở được giám sát nêu lên tình hình hoạt động tại đơn vị, các khó khăn và các kiến nghị về định mức hiện tại và xây dựng định mức cho giai đoạn tới.

+ Sở Lao động-Thương binh-Xã hội đã báo cáo tình hình chi quản lý Nhà nước tại đơn vị từ năm 2004-2006 theo định mức khoán quy định năm 2004 là 24 triệu/biên chế/năm. Trong đó chi lương và các khoản theo lương chiếm 54-65% trên tổng mức khoán. Định mức khoán này không còn hợp lý so với thời điểm hiện nay dẫn đến không đảm bảo kinh phí hoạt động của Sở, không đảm bảo yêu cầu khuyến khích tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho công chức đã được đề ra từ đầu năm. Mức chi cho các Trung tâm bảo trợ xã hội còn rất thấp so với thời điểm hiện nay.

Trước tháng 5/2006, TT huấn luyện cô nhi Biên Hòa được bà Madsoda người Nhật tài trợ hơn 1 tỉ đồng/năm và mức ăn theo bà tài trợ là 350.000đ/cháu/tháng. Nhưng từ đó trở đi, nguồn tài trợ bị ngưng nên chi chủ yếu từ nguồn ngân sách được cấp với mức ăn còn quá thấp.

Chi phí đào tạo nghề tại các Trung tâm dạy nghề thuộc tỉnh đảm bảo về số lượng, nhưng chất lượng không cao do định mức thấp, trong đó tỉnh chỉ cấp khoảng 51-79%.

Sở Lao động-Thương binh-Xã hội đề nghị định mức chi quản lý Nhà nước cho giai đoạn 2007-2010 là 17 – 20 triệu đồng/biên chế/năm gồm mức khoán chi như thực hiện năm 2004 (sau khi trừ các khoản chi lương, phụ cấp và các khỏan đóng góp) và cộng tăng theo giá cả bình quân hiện nay. 

Bà Dương Hải Hậu-Trưởng phòng Ngân sách Sở Tài chính đóng góp ý kiến tại buổi giám sát
+ Sở Giáo dục Đào tạo thực hiện chi quản lý Nhà nước năm 2004 và 2005 theo quy định, nhưng mức chi năm 2006 là 30.3 triệu đồng/người. Khoản chi lương cho quản lý chiếm hơn 85% dự toán được phân bổ do biên chế là những người công tác lâu năm nên có bậc lương cao. Trong giai đoạn 2007-2010 định mức chi theo đề án của Sở Tài chính cho ngành học mầm non hiện nay rất thấp so với hoạt động thực tế, Sở đề nghị tăng mức chi cho ngành học mầm non và tách riêng đối với nhà trẻ và mẫu giáo. Bên cạnh đó, điều chỉnh mức chi cho trường THKT Công nghiệp là 4.3 triệu đồng/học sinh/năm, do tỉ lệ lý thuyết và thực hành nên chi phí cho giờ thực hành của khối kỹ thuật thường cao hơn khối kinh tế.

Cuộc giám sát của Ban KTNS về việc thực hiện NQ số 60 và NQ số 19 HĐND tỉnh khóa VII
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình chi quản lý Nhà nước ổn định trong 3 năm bình quân là 25 triệu đồng/người/năm. Trong đó, kinh phí chi cho lương và các khoản phụ cấp theo lương chiếm 56% trên kinh phí được khoán do phần lớn CBCNV công tác lâu năm nên có hệ số lương tương đối cao. Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của Sở và mức khoán trên so với thực tế là thấp, nhưng Sở thực hiện tiết kiệm từ tiền lương do không tăng biên chế và CBCC kiêm nhiệm làm thêm nhiều việc. Sở đề nghị tăng định mức khoán trong những năm sau, không khoán chi về con người. Về chi phí cho sự nghiệp, Sở đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ một số mô hình của TT khuyến nông Đồng nai có hiệu quả thực hiện theo chiều sâu; tăng kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Chi cục thú y trong các đợt dịch cúm gia cầm và dịch LMLM; hỗ trợ ngân sách cho TT nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trong công trình đầu mối và hệ thống đường ống đối với vùng sâu vùng xa, đặc biệt đối với hộ dân tộc; hỗ trợ kinh phí cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong công tác nghiệp vụ.

+ Chi quản lý Nhà nước trong giai đoạn 2004-2005 của Sở Tài Nguyên - Môi Trường tăng theo từng năm. Chi phí khoán do ngân sách cấp hàng năm quá ít, thường thiếu và Sở đã sử dụng khoản kinh phí chi sự nghiệp bổ sung. Hàng năm Sở Tài Nguyên - Môi Trường thực hiện tiết kiệm chi hành chính chủ yếu là do tiết kiệm biên chế.

Đề nghị của Sở Tài Nguyên - Môi Trường là xem xét tăng hệ số lương, cấp thêm kinh phí để thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường, khối lượng công việc tăng nhiều.

+ Sở Y Tế thực hiện chi quản lý Nhà nước từ năm 2004-2006 được tính bình quân cho toàn tỉnh trong định mức. Thế nhưng trong giai đoạn tới, Sở đề nghị tăng chi quản lý Nhà nước để đảm bảo các khoản chi cá nhân, nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động thường xuyên.

+ Tình hình chi quản lý Nhà nước của Sở Thông tin-Văn hóa từ năm 2004-2006 trong chế độ khoán bình quân 24 triệu đồng/biên chế/năm. Thế nhưng chi sự nghiệp có những trường hợp phát sinh ngoài định mức đều được xét cấp bổ sung. Tuy nhiên, việc này đã gây khó khăn cho Sở không chủ động cân đối kế hoạch. Mức chi cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa so với thực tế còn thấp, trong khi Đồng nai là một vùng kinh tế trong điểm với sự phát triển của 20 Khu công nghiệp nên nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân ngày càng cao. Sở đã đề nghị mức chi quản lý Nhà nước của đơn vị là 30 triệu đồng/biên chế/năm.

Nhìn chung, tình hình chi quản lý Nhà nước tại các Sở ngành còn quá thấp, trong đó phần lớn chi lương tại các Sở như Sở Lao động-Thương binh-Xã hội, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lớn hơn 50% trong định mức khoán (do cán bộ công tác lâu năm trong ngành).

Tuy nhiên, bà Dương Hải Hậu-Trưởng phòng ngân sách Sở Tài chính đã đóng góp ý kiến cho các Sở là 6 đơn vị này đều có chương trình mục tiêu, đề nghị các Sở phải đeo bám các Bộ chủ quản để xây dựng kế hoạch và bảo vệ kế hoạch nhằm có được kinh phí cho chương trình mục tiêu của ngành mình. Sở Tài chính không có nhiệm vụ khoán các khoản chi hàng năm mà Sở Tài chính chỉ căn cứ vào kế hoạch được giao để lập kinh phí phân bổ ngân sách hàng năm cho các ngành.

Ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng Ban VHXH Hội Đồng Nhân Dân tỉnh góp ý trong định mức chi khoán hiện tại rất thấp nên xem xét huy động từ nguồn xã hội hóa vì ngân sách không đủ đáp ứng được nhu cầu chi cho đào tạo. Đề nghị các Sở ngành tham mưu, đóng góp ý kiến để cấp thẩm quyền xem xét phân bổ chi ngân sách địa phương phù hợp với thực tiễn.

Từ các ý kiến của các Sở tại cuộc giám sát, Ban KT-NS sẽ phối hợp với Sở Tài chính trong việc cân nhắc, hài hòa mức phân bổ cho các Sở ngành trên tổng số Ngân sách Địa phương Nhà nước của tỉnh được hưởng theo mức của Trung ương giao năm 2007.

Đăng Khoa