Ngày 1 tháng 7 năm 2025 - 22:45:42 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Nông dân cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa để ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản suất nông nghiệp Đăng ngày: 27/07/2008
Huyện Thống Nhất được đánh giá là huyện nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm 85,7% tổng diện tích đất tự nhien của huyện (cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả tỉnh 51,4%); trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm 80%, 20% diện tích cây hàng năm.
 |
Hệ thống kênh mương nội đồng xã Gia Tân 3 | Các loại cây trồng chính của huyện hiện nay là cây lúa, bắp, cao su, cà phê, tiêu, điều, chuối, cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm). Thế mạnh về vật nuôi chính của huyện là heo và gà. Huyện hiện có 378 trang trại chăn nuôi, tập trung ở vùng 5 xã Kiệm Tân. Xác định phát triển nông nghiệp vẫn là thế mạnh về phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới, do đó mà việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề rất được các cấp lãnh đạo huyện quan tâm.
Từ khi thành lập đến nay, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Riêng trong năm 2007, trên lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tổ chức 223 lớp tap huấn về trồng trọt và chăn nuôi với 9.371 nông dân tham dự, trong đó có 7 lớp tập huấn chương trình GAP; 25 cuộc hội thảo đầu bờ; xây dựng 31 mô hình trình diễn áp dụng khoa học kỹ thuật; tổ chức 18 đợt tham quan học tap các mô hình áp dụng KHKT sản xuất đạt hiệu quả cho nông dân; 4 lớp IPM …Đến nay, hầu hết bà con nông dân đều được tiếp cận và đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng giống mới, ứng dụng các biện phap phòng trừ sâu bệnh, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý từ đó hạn chế được sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2007-2008, năng suất bắp đạt 76,8 tạ/ha, rau các loại đạt 124,9 tạ/ha, năng suất cây lâu năm tăng thêm trung bình 10 tạ/ha. Trên lĩnh vực chăn nuôi, nông dân cũng đã được hướng dẫn sử dụng con giống mới và các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã rút ngắn thời gian nuôi (đối với heo: 150-160 ngày nuôi đạt 100kg; con gà nuôi trong 40-42 ngày đạt 2,4kg), tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thấp nhờ đó đã giảm được chi phí đầu vào. Hàng năm, với sự chủ động của các ngành chức năng huyện phối hợp với các ngành chức năng tỉnh và các công ty kinh doanh sản phẩm nông nghiệp…đã huy động nguồn kinh phí khá lớn cho công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho dân. Năm 2007, tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này hơn 1 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm đều tăng: năm 2007 tăng 5,3% (NQHĐND huyện: 5-6%) và 6 tháng đầu năm tăng 5,7% (NQ HĐND huyện: 5,2%).
Có thể thấy Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được huyện hết sức quan tâm và bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ của huyện cũng còn có nhiều khó khăn, hạn chế. Trên lĩnh vực trồng trọt, Mặc dù huyện đã thực hiện rất tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua việc giới thiệu nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả nhưng chưa thể triển khai nhân rộng các mô hình này trong nhân dân. Qua báo cáo của các ngành thì nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí triển khai, nông dân thiếu vốn để đầu tư. Hiện nay, giá thành để đầu tư một hệ thống tuới nước tiết kiệm cho 1ha đất là 15 triệu đồng, trong khi phần lớn nông dân khó khăn về vốn do đó cũng khó thực hiện được. Trên lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù số lượng trang trại chăn nuôi lớn: 378 trang trại nhưng tỷ lệ trạng trại ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến (chăn nuôi trong chuồng kín) đạt thấp (10/378 trại).
Để khắc phục những khó khăn và hạn chế hiện nay nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của huyện, Thường trực HĐND huyện đề nghị các ngành chức năng huyện tăng cường phối hợp để tìm biện pháp nhân rộng các mô hình trình diễn ra nhân dân; tìm giải pháp để hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư ứng dụng các mô hình đã được chuyển giao; trong chuyển giao khoa học kỹ thuật cần quan tâm đến cây trồng lâu năm nhất là quan tâm hướng dẫn, cung cấp cho nông dân giống cây có chất lượng; về chăn nuôi, tăng cường tuyên truyền vận động người chăn nuôi chuyển ra khu quy hoạch khuyến khích chăn nuôi tập trung của huyện, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và bảo vệ môi trường sống; sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kinh phí có liên quan đến công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân được tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật; các cấp Hội nông dân cần sâu sát hơn nưa để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân từ đó để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp bà con sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập và đời sống của nông dân.
Kim Đoan
|
|
|