Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 44-T7.2008

Tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2008

Đăng ngày: 27/07/2008
Chiều ngày 16 tháng 6 năm 2008, đoàn công tác của Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội đã giám sát sát tình hình tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động ở các KCN Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2008, đơn vị chịu sự giám sát là Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai.
Ông Lâm Duy Tín-PGĐ Sở LĐ, TB&XH tỉnh báo cáo tình hình diễn biến tranh chấp lao động trong 6 tháng đầu năm 2008
Việt Nam mới thực hiện đổi mới trên 20 năm, trong đó phát triển mạnh công nghiệp chỉ trong vòng hơn 10 năm qua nên Luật pháp quy định về đình công còn một số nội dung chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Chính vì những diễn biến về đình công trong phạm vi cả nước trong 3 năm gần đây, Quốc hội đã quyết định sẽ sửa đổi, bổ sung chương Đình công của Luật Lao động, mục đích là để kiềm chế, kiểm soát vấn đề đình công theo đúng khuôn khổ của pháp luật, bảo đảm cho lợi ích hợp pháp của người lao động và cho nhà đầu tư.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, tại các KCN của tỉnh Đồng Nai đã xảy ra tổng cộng 53 vụ tranh chấp lao động dẫn đến đình công. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề tiền lương và chế độ đãi ngộ. Trong tình hình giá cả thị trường tăng mạnh nhưng mức lương không tăng, đời sống công nhân trở nên khó khăn, các điều kiện đi lại, ăn ở và hưởng thụ văn hóa tinh thần không được cải thiện. Người lao động cho rằng việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP của Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, chưa phù hợp mặt bằng giá cả thị trường nên đã có các yêu cầu đòi chủ doanh nghiệp phải tăng các khoản trợ cấp, phụ cấp như nặng nhọc độc hại, thâm niên, trách nhiệm, chế độ dưỡng sức hoặc các khoản trợ cấp chuyên cần, nhà ở, đi lại…

Thực tế, tất cả các vụ đình công cho đến nay đều không tuân thủ trình tự, thủ tục theo luật định. Qua nhận định chung tình hình đình cong tại các KCN cho thấy công đoàn trong các doanh nghiệp chưa thực sự là cầu nối giữa người lao động và giới chủ. Thực tế, việc Ban chấp hành công đoàn tại một số doanh nghiệp tuy được người lao động bầu ra để đại diện cho mình, tuy nhiên vì lực lượng này cũng hưởng lương của Doanh nghiệp nên chưa thật sự mạnh dạn thể hiện chính kiến của mình, chính vì vậy công nhân chưa thực sự mà sự tin tưởng vào công đoàn nên việc nắm thông tin về đình công còn hạn chế.

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác này, đoàn giám sát đã thăm và làm việc tại Công ty Taekwang Vina và Công ty Mabuchi Motor (KCN Biên Hòa II). Nội dung của các chuyến thăm và làm việc đều tập trung vào trọng tâm là vấn đề tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công trong thời gian qua, thực trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của việc đình công đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một vấn đề mà các doanh nghiệp còn băn khoăn là việc Luật tuy có quy định như thế nào là đình công hợp pháp, nhưng trình tự thủ tục rất khó thực hiện. Vì vậy, khi thấy cuộc đình công của công nhân mình không hợp pháp, chủ đầu tư khó có thể khởi kiện ra tòa. Lý do là đình công của công nhân thường rất tự phát, có tính lây lan nên không dễ tìm ra người đứng đầu để khởi kiện. Hơn nữa, trong trường hợp doanh nghiệp thắng kiện thì mức phạt theo quy định của Luật là quá nhẹ, không tương xứng với mức độ thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Thực tế, doanh nghiệp thường phải chịu nhún nhường vì dây chuyền sản xuất với công suất lớn đã vận hành mà việc thiếu một khâu sẽ lam ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất, gây thiệt hại nghiêm trọng về lợi ích. Thời gian qua, đây chính là điểm mà các cuộc đình công của công nhân sử dụng để làm áp lực với giới chủ.

Tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị vơi đoàn giám sát để đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh mức lương tối thiểu khi có sự tăng chỉ số giá tiêu dùng ở biên độ thích hợp, tuy nhiên cần tránh điều chỉnh vào thời điểm nhạy cảm nhất trong năm là trước và sau Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, về lộ trình thực hiện nên xem xét, tiếp nhận ý kiến của các nhà đầu tư, giúp họ chủ động chuẩn bị nguồn quỹ lương trước mỗi kỳ điều chỉnh, tránh bị lúng túng khi áp dụng. Việc công khai chu trương điều chỉnh lương cũng cần phải được thực hiện ngay sau khi được phê duyệt, tránh đăng tải sớm trên báo chí gây tâm lý hoang mang cho người lao động, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cần nghiên cứu để có chính sách ổn định thị trường, kiểm soát chặt chẽ các khoản phí, lệ phí đối với các dịch vụ công cộng để đảm bảo thu nhập của người lao động, giúp họ có điều kiện cải thiện đời sống, có chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, tạo môi trường ổn định cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Lực lượng lao động non trẻ của Việt Nam vốn đi lên từ sản xuất nông nghiệp nên tác phong công nghiệp chưa cao, hiểu biết nhiều về luật pháp còn hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần cộng đồng trách nhiệm với các cơ quan chức năng của địa phương để từng bước giáo dục, nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho công nhân. Với những kinh nghiệm đúc kết từ các cuộc đình công trong thời gian qua, lần sửa đổi này, chắc chắn các đại biểu Quốc hội sẽ xây dựng chương Đình công của Luật lao động dễ hiểu, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện hơn.

Kim Chung