Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 52-T04.2009

Sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975

Đăng ngày: 01/09/2009
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng tư hay ngày giải phóng miền Nam (tên gọi tại Việt Nam) hay ngày miền Nam sụp đổ (trong báo chí Tây phương gọi là Sài Gòn sụp đổ, Fall of Saigon), là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Ông Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Trà tại dinh độc lập
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 có vai trò rất quan trọng và lâu dài trong lịch sử Việt Nam với kết quả:

Chấm dứt Chiến tranh Việt NamChiến tranh Đông Dương, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm. Việt Nam bắt đầu bước vào một thời kỳ mới.

Kết thúc sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này đã ngã ngũ sự thất bại của phía Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam.

Chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp vào Việt Nam.

Trên phương diện quốc tế, sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với thắng lợi của Việt Nam dân chủ cộng hòaMặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đánh dấu sự thắng thế của phe Cộng sản trên thế giới trong thập niên 1970 và kết quả là một loạt các phong trào cộng sản và thân cộng sản thắng thế hoặc lên cầm quyền ở một số nước châu Á, châu Phichâu Mỹ La Tinh hướng tới mục tiêu cộng sản.

Là điều kiện để thống nhất lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương chính trị của đại biểu Miền Bắc và Miền Nam họp ở Sài Gòn tháng 11 năm 1975, ngày 25 tháng 4 năm 1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã quyết định tên nước là: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.

Bắt đầu hiện tượng thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi vì các lý do chính trị hoặc kinh tế. Xem chi tiết:Di dân Việt Nam sau 1975. Khoảng 150.000 người đã ra đi năm 1975, trong đó có 140.000 người đi cuối tháng 4.[21]. Hàng trăm nghìn quân nhân thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa bị học tập cải tạo trong các trại tù cải tạo với thời hạn khác nhau từ vài ngày đến 10 năm.

Ngô Trọng Phúc-Theo Wikimedia