Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 32-T6-2007

Tháng 5 nhớ Bác

Đăng ngày: 06/07/2007
Hàng năm đến dịp này, chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác. Cuộc đời cao thượng, trong sáng, hết lòng vì nước, vì dân của Bác được người người Việt Nam ta kính phục. Người đã vĩnh biệt thế giới này gần 40 năm, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Người vẫn song hành cùng dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, trước những khó khăn thách thức, chúng ta lại nhớ về Bác nhiều hơn. Những lời dạy thiêng liêng của Người mãi còn đó, như nhắn nhũ chúng ta hãy sống trong sáng hơn, nỗ lực cống hiến, hy sinh nhiều hơn vì tương lai của đất nước.
THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ” CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi lẽ, theo Người, đạo đức là cái căn bản nhất của người cán bộ cách mạng, “mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”.
Trên cơ sở tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, các giá trị tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, truyền thống văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức cách mạng, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Người nói: “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(1). Bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.
   Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân, coi đó là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng. Đạo đức cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh ngày càng được hiện thực hóa và khẳng định giá trị cao đẹp trong đời sống xã hội của đất nước ta.
    Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, lớp lớp cán bộ, đảng viên trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, không tiếc tuổi xuân, gác lại những hoài bão cá nhân, dũng cảm, tiên phong trong cuộc đấu tranh một mất, một còn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều người trong số họ đã không được hưởng niềm vui của ngày độc lập, thống nhất đất nước, nhưng họ xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu nhất về sự “chí công, vô tư”, đặt lợi ích tối cao của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân, bộ phận. Trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện hàng vạn, hàng triệu cán bộ, đảng viên, những “người tốt, việc tốt”, những Anh hùng, Chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho ý chí tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, lao động với tinh thần “mình vì mọi người”, “tiên ưu, hậu lạc”, “mỗi người làm việc bằng hai”, có ý thức tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí, v.v.. Nhờ vậy, sự nghiệp kiến thiết đất nước trước đây và công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
   Thực tiễn cách mạng sinh động đã khẳng định rằng, đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng của Hồ Chí Minh đã đi vào nếp nghĩ, thói quen, phong cách, lối sống của đa số cán bộ, đảng viên; đồng thời, cũng là tiêu chuẩn phấn đấu, tiêu chí để phân loại, đánh giá chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
    Song, bên cạnh những tấm gương tiêu biểu đó, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống, thiếu trách nhiệm trước công việc, chức trách được giao; lười học tập, ngại rèn luyện, sợ khó khăn, gian khổ, hy sinh; quan liêu, tham nhũng, lãng phí;… Chính họ là một lực cản của tiến bộ xã hội; là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, làm vẩn đục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, điều mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang dày công vun đắp.
    Hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước ta đang đứng trước cả thời cơ và thách thức đan xen đặt ra những yêu cầu rất cao cả về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự nghiệp đổi mới đất nước không chỉ đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, mà còn phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; nếu không, sẽ trở thành lạc hậu và bị đào thải. Những biểu hiện vun vén cá nhân; tệ tham nhũng, lãng phí của công, bớt xén của người lao động,... phải bị nghiêm trị và thay vào đó là sự giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, bộ phận với toàn bộ, trong đó lợi ích của quốc gia, nhân dân bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Sự lười biếng, vô trách nhiệm, quan liêu hành chính, dựa dẫm, ỷ lại, cùng các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống phải bị lên án, loại trừ; đồng thời đề cao tinh thần làm việc có trách nhiệm, có lương tâm, sâu sát quần chúng, sâu sát cơ sở, tiêu biểu cả trong lời nói và việc làm, nhận thức và thái độ, tư cách và lối sống của mỗi cán bộ, đảng viên.

Kim Ngọc- Trích “Tư tưởng HCM nhiều tập