Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Tin trong tỉnh

Đăng ngày: 13/05/2007
Tin trong tỉnh
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm việc tại Đồng Nai về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm  

Ngày 11-1-2007, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải đã về kiểm tra tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Phó Chủ tịch Đinh Quốc Thái tiếp và làm việc với đoàn. Theo ông Phan Minh Báu - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2006 đến nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không phát hiện gia cầm bị bệnh, chết do vi rút cúm H5N1, tình hình dịch tễ đàn gia cầm ổn định. Trong năm nhân dân đã tái chăn nuôi trở lại và tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 4,5 triệu con. Dưới sự chỉ đao phòng, chống dịch sâu sát của lãnh đạo tỉnh cũng như các ngành chức năng, trong năm tỉnh Đồng Nai đã tiến hành tiêm phòng hai đợt cúm gia cầm, đợt một tiêm được 659.256/744.235 con, đợt hai được 2.041.039/2.219.529 con. Công tác tuyên truyền, tập huấn, theo dõi, giám sát, vệ sinh tiêu độc khử trùng, công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia cầm cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Cho đến nay tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh đã tự tổ chức phun thuốc sát trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Chi cục Thú y đã cung cấp 4.859 lít thuốc sát trùng phục vụ công tác phòng chống dịch.

  Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, tài chính năm 2007 tỉnh Đồng Nai  

Vừa qua, tại Quảng trường tỉnh đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, tài chính năm 2007 tỉnh Đồng Nai. Đồng chí Trần Đình Thành Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị đã khẳng định kết quả của 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch thực hiện phat triển kinh tế- xã hội cho năm 2007. Cụ thể: mức tăng trưởng phấn đấu đạt 15%, cơ cấu kinh tế với ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 57,4%, ngành dịch vụ chiếm 30,2%, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 12,4%. Đây là mức chỉ tiêu đặt ra cao nhất từ trước đến nay. Đối với lĩnh vực thu - chi ngân sách, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, song những thành quả đạt được là đáng ghi nhận với kết quả thu ngân sách Nhà nước đến nay đạt 101% dự toan năm, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của tất cả các cấp các ngành trong tỉnh thời gian qua trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, chỉ rõ: để thực hiện được các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2007, cần ưu tiên, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư để khuyến khích mạnh các thành phần kinh tế trong nước phát triển san xuất, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc đổi mới công tác quản lý… trên cơ sở tận dụng hiệu quả những lợi thế của quá trình hội nhập WTO, phát huy hết nội lực của tỉnh.

Cơ sở may côngnghiệp đầu tiên ở Định Quán chuẩn bị đi vào hoạt động

Cơ sở may công nghiệp đầu tiên ở huyện miền núi Định Quán đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, các tổ xây dựng gấp rút hoàn thành phân xưởng 1 để có thể chính thức đi vào hoạt động trong tháng 2/2007. Xí nghiệp may Định Quán đặt tại KM17 thuộc xã Phú Lợi, thuộc Công ty Cổ phần May Đồng Nai, có quy mô 3 xưởng may, 1.200 công nhân, xây dựng trên diện tích 1,8 ha, tổng kinh phí đầu tư trên 22 tỷ đồng.  Hiện xí nghiệp đang tuyển dụng lao động đợt I với số lượng 600 công nhân và tổ chức đào tạo dạy nghề cho lao động. Đây là cơ hội tìm việc làm tại địa phương cho lực lượng lao động thiếu việc làm ở huyện miền núi này. Theo khảo sát, huyện Định Quán hiện có đến 7-8 % lao động thiếu việc làm và chưa ổn định việc làm. Trong năm 2007, huyện Định Quán phấn đấu giải quyet việc làm cho 6.000 lao động

 
Chuẩn bị đưa vào hoạt động Tour du lịch “Về nguồn chiến khu D”

Ngành Thương mại&Du lịch vừa phối hợp một số công ty lữ hành xây dựng tour du lịch Về nguồn chiến khu D. Tuyến du lịch này sẽ gồm cac điểm đến như nhà máy thủy điện Trị An, làng dân tộc Châu Ro ở xã Lý Lịch, Di tích căn cứ trung ương cục Miền Đông, Khu ủy Miền Nam và khu du lịch Thác Giang Điền. Giá Tour du lịch là 80.000 đ/người/ ngày gồm 2 bữa ăn sáng và trưa. Trước mắt tour du lịch hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh, dự kiến đến tháng 2/2007, tour du lịch “Về nguồn chiến khu D” chính thức đi vào hoạt động.

Tôn vinh điển hình “Người tốt việc tốt”  

Ban chủ nhiệm chương trình “ Người tốt việc tốt” vừa tổ chức tổng kết chương trình “ Người tốt việc tốt” lần thứ 3 năm 2006. Đây là một chương trình thuộc phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” do Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ phát động. Mục đích của chương trình là nhằm phát hiện ra những tấm gương người tốt, việc tốt ở mọi lĩnh vực, mọi địa phương trong tỉnh để biểu dương, khen thưởng, giới thiệu cho mọi người học tập, nhân rộng đe người người làm việc tốt, làm đẹp thêm, lành mạnh thêm xã hội, góp phần xây dựng con người mới XHCN. Năm 2005, thông qua các kênh thông tin, Ban chủ nhiệm chương trình đã tổng hợp được 99 “gương sáng đời thường” ở đủ moi ngành, mọi giới, đủ mọi thành phần lứa tuổi và tổ chức tuyên dương khen thưởng. Cụ thể:11 tấm gương thanh niên, học sinh; 6 gương tiêu biểu của lực lượng vũ trang; 6 gương cựu chiến binh, thương binh; 20 gương công nhân vien chức; 3 gương quản lý doanh nghiệp; 16 gương nông dân….Đây là những người đã đạt thành tích trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động nhân đạo từ thiện; phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, khu dân cư sạch đẹp và phòng chống tệ nạn xã hội; phong trào thi đua chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Những chuyển biến trong quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở huyện Trảng Bom

Những năm gần đây, huyện Trảng Bom nổi lên như là một điển hình của sự năng động, sáng tạo trong huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển. Với cách nghĩ, cách làm táo bạo, huyện Trảng Bom không chỉ là địa bàn thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, mà hơn thế nữa, lĩnh vực thương mại-dịchvụ để tạo thế và lực để Trảng Bom phát triển bền vững. Vượt lên trên những khó khăn thách thức, GDP tăng 30,4% vượt hơn 12% so mục tiêu Nghị quyết đề ra và tăng hơn gấp đối mức bình quân chung của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đạt trên 4.200 tỷ đồng vượt gần 89% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra, tăng gần 43% so cùng kỳ. Công nghiệp phát triển đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 88 %. Thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2000 và cao hơn mức thu nhập bình quân chung của tỉnh. Trong 5 năm qua, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển lên đến 8.800 tỷ đồng, chính nhờ vậy mà bộ mặt thị trấn Trảng Bom-trung tâm kinh tế-văn hóa của huyện có sự đổi mới từng ngày. Không chỉ có thị trấn Trảng Bom, hệ thống giao thông nông thôn đa được huyện tập trung đầu tư, nhờ đó bộ mặt của những xã vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũng được đổi thay từng ngày.

Đánh giá tiến độ triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Biên Hòa.

So với Nghị quyết về chương trình nhà ở của HĐND thành phố Biên Hòa thì tiến độ triển khai các dự án nhà ở còn chậm. Từ nay đến năm 2010, thành phố Biên Hòa phấn đấu có khoảng 6.000 căn hộ cho mục đích tái định cư và đáp ứng các nhu cầu về nhà ở xã hội. Thời gian qua, số lượng nhà ở giải tỏa trắng phải bố trí tái định cư để phục vụ các dự án trên địa bàn thành phố rất lớn, nhưng quỹ nhà chưa đáp ứng kịp, nguyên nhân do chưa có giải pháp cụ thể về vốn và cơ chế đầu tư. Các chính sách ưu tiên cho dự án nhà ở còn thiếu, nhất là để phục vụ cho chính sách tái định cư, nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài, thủ tục giới thiệu địa điểm và thu hồi đất còn nhiều bất cập. Việc đẩy mạnh phát triển các khu nhà ở phục vụ tái định cư nhằm tạo cơ sở cho việc thựchiện các dự án chỉnh trang đô thị theo quy hoạch điều chỉnh chung của thành phố được xem là một trong những kế hoạch trọng tâm của thành phố trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian 2007-2010, thành phố Biên Hòa sẽ tập trung triển khai 14 dự án nhà ở, trong đó có một số dự án quy mô được đồng loạt triển khai năm 2009 như khu chung cư phường Bình Đa, khu tái định cư phường Thống Nhất , Tân Mai, khu chung cư công viên Biên Hùng và khu tái định cư phường Bửu Hòa với tổng số gần 7.000 căn hộ.

Nhiều tiểu thương chợ Biên Hòa và chợ Tân Hiệp được vào hàng ngũ của Đảng

Đây là những kết quả đầu tiên kể từ khi Thành ủy Biên Hòa chú ý phát triển Đảng trong giới tiểu thương. Thực hiện quan điểm của Đảng trong việc mở rộng thành phần phát triển Đảng trong giai đoạn hiện nay, qua gần 1 năm hình thành, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng và Đoàn thể trong giới tiểu thương đã tiếp cận, vận động tiểu thương hiểu rõ sự cần thiết khi xây dựng tổ chức Đảng và đoàn thể, qua đó đã giới thiệu 35 đối tượng ưu tú dự học lớp Trung kiên. Trong số 7 hồ sơ hoàn chỉnh để xem xét kết nạp, có 5 tiểu thương các chợ Tân Hiệp, Biên Hòa.

Tổng kết hoạt động công ty cao su Đồng Nai năm 2006

 Năm 2006, công ty cao su đồng nai khai thác trên 53.000 tấn mủ cao su, vượt 6% kế hoạch năm, năng suất vườn cây đạt trên 1,7 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha so với năm 2005, riêng hai nông trường Bình Sơn và Bình Lộc đạt năng suất vườn cây hơn 2 tấn/ha, sản lượng tiêu thụ trong năm trên 51.500 tấn, đạt doanh thu hơn 1.700 tỷ đồng, công ty đã nộp ngân sách nhà nước 300 tỷ đồng. Đời sống cán bộ công nhân viên tiếp tục được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng, tăng 38% so với năm 2005. Riêng thu nhập bình quân trong tháng 12 năm 2006 của mỗi lao động công ty đạt trên 15 triệu đồng. Không chỉ chú trọng trồng, khai thác và chế biến mủ cao su, hiện công ty cao su Đồng Nai đang thực hiện đẩy mạnh kinh doanh đa ngành theo mô hình tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam tìm hiểu khả năng đầu tư xây dựng cảng cũng như tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ngày 10/01/2007, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai để tìm hiểu khả năng đầu tư xây dựng cảng cũng như tham gia phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cùng với việc thăm dò, khai thác, phát triển công nghiệp và hóa dầu, Tổng công ty dầu khí Việt Nam có nhu cầu đầu tư xây dựng cảng dầu khí có quy mô đáp ứng yêu cầu bốc dỡ vận chuyển các sản phẩm dầu khí và Đồng Nai là một trong những địa điểm có thể đáp ứng nhu cầu này. Tại buổi làmviệc, ông Đinh Quốc Thái-PCT.UBND tỉnh đã giới thiệu với tong công ty dầu khí VN về dự án cảng nước sâu Phước An.Đây là cảng tổng hợp thuộc cụm cảng nhóm 5 , đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh đã có hồ sơ chuẩn bị dự án, đang mời gọi đầu tư và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để tập đoàn dầu khí VN tham gia dự án. Tỉnh cũng giới thiệu 3.600 ha đất công nghiệp đã quy hoạch tại huyện Nhơn Trạch, trong đó có Khu công nghiệp Ông Kèo diện tích 800 ha để tập đoàn dầu khí xem xét đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh rút lại quyết định giao đất cho một doanh nghiệp có dự án treo

Doanh nghiệp tư nhân Minh Hiệp giao hơn 200 ha đất ở ấp 8 xã An Phước huyện Long Thành để đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp An Phước. Nhưng suốt 4 năm qua, kể từ khi được giao dự án từ năm 2002, chủ đầu tư mới chỉ bồi thường 1 phần nhỏ, chưa triển khai xây dựng hạ tầng. Trước bức xúc của người dân và kiến nghị cúa cơ quan chức năng, ngày 01/11/2006, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định rút lại Quyết định giao đất KCN An Phước cho Công ty TNHH Minh Hiệp làm chủ đầu tư, giao về Trung tâm phát triển quỹ đất để tiếp tục mời gọi nhà đầu tư khác có đầy đủ điều kiện cũng như năng lực tài chính hơn để triển khai dự án một cách nhanh chóng. Tiếp đó ngày 29/12/2006, Sở TN&MT đã có văn bản yêu cầu: chậm nhất trong vòng 10 ngày, công ty TNHH Minh Hiệp phải nộp lại GCN Quyền sử dụng đất đối với dự án trên.

Đồng Nai lập thủ tục đưa 04 đơn vị ra khỏi danh sách đen về ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai có 08 cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trầm trọng bị liệt vào danh sách đen cúa CP phải kiên quyết xử lý môi trường triệt đe. Sau thời gian khắc phục và qua giám sát cúa Sở TN&MT, Sở đã đề nghị Bộ TN&MT lập thủ thục đưa ra khỏi danh sách 04 đơn vị. Đó là : Công ty giấy Đồng Nai, Bãi rác Trảng Dài, Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập và Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành. Trong 03 năm qua, các cơ sở trên đã có nhiều nỗ lực trong công tác cải thiện và bảo vệ môi trường như đầu tư công nghệ xử lý nước thải, khói thải, chất thải rắn, chất thải công nghiệp. Riêng Bãi rác Trảng Dài, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, công ty Dịc vụ Môi trường&Đô thị Biên Hòa đang tiến hành xây dựng khu xử lý rác trên diện tích 15ha tại đây để xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp khong nguy hại. Dự án do Viện kỹ thuật nhiệt đới &Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh thiết kế. Theo đó, rác thải được chôn lấp xử lý mùi bằng chế phẩm sinh học và vôi, hố chôn rác có lớp giải địa kỹ thuật và màng chống thấm, hệ thống thu gom nước để xử lý và hệ thống thu gom khí, sau khi chôn đầy rác sẽ phủ đất và trồng cỏ, chất lượng xử lý nước rỉ theo loại A theo TCVN, tổng kinh phí là 58 tỷ đồng chia làm hai giai đoạn: giai đoan I (200 4-2006) 15 tỷ đồng, giai đoạn II (2007-2008) 43 tỷ đồng.

Năm 2007: Tập trung phát triển 16 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực  

Trong báo cáo trình bày tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 6, ngành công nghiệp đã đề ra phương hướng nhiệm vụ tập trung phát triển 16 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và một các ngành công nghiệp phụ trợ. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2007 tăng 19,5% so với năm 2006. Cu thể những nhóm sản phẩm được phân bổ như sau: Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng (cát, đá, gạch, ngói, gạch men...); Nhóm sản phẩm gốm, sứ (gốm mỹ nghệ, sứ dân dụng và CN); Nhân điều; Thức ăn chăn nuôi; Bột ngọt; Vải sợi các loại; Quần áo may sẵn và sản xuất phụ kiện; Giầy dép và sản xuất phụ kiện; Hóa dược (cho người và động thực vật); Nhựa và các sản phẩm từ nhựa; Máy móc thiết bị nông nghiệp (máy nổ diesel, máy công tác); O tô, xe máy và sản xuất linh kiện, phụ tùng; Dây và cáp điện các loại; Máy móc thiết bị điện (máy biến thế, động cơ điện...); Linh kiện điện tử (bảng mạch điện tử, đế bảng mạch…); Sản phẩm gỗ chế biến (hàng mộc mỹ nghệ, hàng gia dụng...). Bên cạnh đó, ngành công nghiệp tiếp tục tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực gồm: Công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành công nghiệp cơ khí: Linh phụ kiện ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo...; Công nghiệp phụ trợ ngành điện, điện tử: Linh phụ kiện sản xuất trang thiết bị điện, linh phụ kiện điện tử dân dụng và công nghiệp...; Công nghiệp phụ trợ phuc vụ ngành dệt may, giày dép, hoá chất...

Hội nghị giao ban MTTQ cụm các tỉnh miền Đông Nam bộ tổ chức tại Đồng Nai

Vừa qua, Hội nghị giao ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cụm các tỉnh miền Đông Nam bộ năm 2006 đa diễn ra tại tỉnh Đồng Nai. Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Duy Thường, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Hồng Phương, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai. Các đại biểu đã tập trung thảo luận nội dung công tác của Ủy ban MTTQ các tỉnh trong năm qua. Qua đó đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; công tác tôn giáo - dân tộc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền... Nổi bật như tỉnh Bình Dương đã hoàn thành tốt công tác xóa nhà tranh tre dột nát; tỉnh Bình Phước, Bình Thuận tham gia xây dựng chính quyền có hiệu quả; tỉnh Tây Ninh xây dựng được to tự quản ở cơ sở góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân rất thành công khi cán bộ lãnh đạo và người dân gặp gỡ nhau để trao đổi, giải quyet những vấn đề bức xúc... Riêng tại Đồng Nai, trong năm 2006, MTTQ các cấp đã vận động cho công tác xóa đói giảm nghèo đạt trên 65 tỷ đồng để xây tặng gần 1.600 căn nhà tình thương, tặng hàng ngàn suất học bổng; giúp đỡ hộ nghèo về con cây giống; đầu tư hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cứu trợ, giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh... Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 8,7% (chỉ tiêu năm 2006 là 9,1%). Ủy ban MTTQ các cấp ở Đồng Nai còn tổ chức thành công chương trình "7 có, 4 giảm" góp phần làm lành mạnh hóa xã hội; đưa tỷ lệ ấp khu phố văn hóa lên 75,2% và gia đình văn hóa lên 87%.

 Tổ chức Hội nghị thường niên với chủ đề “Quản lý bền vững các Khu Di sản và các Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới tại Việt Nam” tại Vườn Quốc gia Cát Tiên  

Vừa qua, Khu Dự trữ sinh quyển quốc tế Cát Tiên - Vườn Quốc gia Cát Tiên đã tổ chức Hội nghị thường niên với chủ đề “Quản lý bền vững các Khu Di sản và các Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới tại Việt Nam” nhân kỷ niệm 5 năm ngày UNESCO công nhận vườn Quốc gia Cát Tiên là Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Quốc tế. Tham dư Hội nghị có đại diện Ủy ban UNESCO Đông Nam Á  Thái Bình Dương và Việt Nam; đại diện Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tư; đại biểu các tổ chức Quốc tế UNDP, IUCN, FFI, WWF tại Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh bạn và các Khu DS và DTSQ tại Việt Nam; lãnh đạo vườn Quốc gia Cát Tiên cùng đông đảo các Nhà nghiên cứu, Nhà khoa học trong và ngoài nước...Hội nghị tập trung tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động trong 5 năm qua, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra ý kiến đóng góp, xây dựng phương hướng, kế hoạch năm 2007, đồng thời góp ý xây dựng hồ sơ khoa học Vườn Quốc gia Cát Tiên đệ trình UNESCO cong nhận là Di sản Thế giới.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Đồng Nai thành công tốt đẹp  

Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII (nhiệm kỳ 2006-2011) được tổ chức thành công tốt đẹp. Dự đại hội có đồng chí Trương Thị Khuê - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam; đồng chí Trần Đình Thành - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; các đại biểu sở, ban, ngành đoàn thể, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 295 đại biểu tiêu biểu đại diện cho phụ nữ tỉnh nhà. Chủ đề của Đại hội là “Phụ nữ Đồng Nai đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển”. Trong 5 năm qua các tầng lớp phụ nữ tỉnh nhà đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và những thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh của tỉnh được vững vàng. Đội ngũ trí thức Đồng Nai tăng lên cả về số lượng và chất lượng, trên 15.000 người có trình độ Đại học và trên Đại học; trong số 200 Tiến sĩ, Thạc sỹ có 35% là nữ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai chiếm 65% trong tổng số công chức, viên chức, đã không ngừng học tập nâng cao trình độ, kiến thức phát huy bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh nhiệm kỳ VII (2006-2011) gồm 37 uỷ viên, trong đó đồng chí Đào Nguyên tái đắc cử Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh khóa VII và 3 đồng chí Phó Chủ tịch là: Lê Ngọc Sương, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Thanh Hoa. Đoàn đại biểu dự Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc lần thứ X gồm 17 đồng chí chính thức do bầu và 2 đồng chí dự khuyết. Ngay sau lễ ra mắt, Ban Chấp hành Liên hiệp Hội Phụ nữ Tỉnh nhiệm kỳ VII đã đưa ra chương trình hành động trong nhiệm kỳ tới, biểu quyết một số chỉ tiêu cơ bản và thông qua Nghị quyết Đại hội.

Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai lần thứ VII   

Vừa qua, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội Hội nhà báo tỉnh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2006-2011). Về dự đại hội có Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phạm Quốc Toàn, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Lê Hồng Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Văn Tới, 127 hội viên Hội nhà báo tỉnh Đồng Nai, Hội nhà báo Thành phố.Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Đông cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trong tỉnh. Đến nay Hội nha báo tỉnh đã tổ chức 17 lần giải ngòi viết vàng Đồng Nai. Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã tham mưu cho UBND tỉnh quyết định tặng giải báo chí Dương Tử Giang lần thứ 2 cho 8 nhà báo. Đến  nay đã có 23 người đạt giải báo chí này. Đac biệt, giải báo chí toàn quốc cũng được Hội quan tâm động viên hội viên tham gia như một sự thử thách về chất lượng báo chí Đồng Nai. Trong 5 năm, Đồng Nai đã đoạt hàng chục giải báo chí toàn quốc. Ngoài ra, các giải bao chí chuyên ngành của TW cũng được Hội quan tâm động viên tham gia để có dịp cọ xát, thử thách tay nghề cho hội viên. Kết quả trong năm riêng báo Đồng Nai đã có 9 giải báo chí của các Bộ, ngành trung ương. Trong nhiệm ky qua, Hội còn hình thành thêm CLB nhà báo nữ, Báo Đồng Nai, Đài Đồng Nai đã hình thành CLB phóng viên trẻ….  Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hội Nhà báo Đồng Nai khóa VII gồm 9 nhà báo. Nhà báo Mai Sông Bé tái đắc cử chức danh Chủ tịch Hội. Hai nhà báo được bầu làm Phó chủ tịch Hội là: Nhà báo Phan Văn Tú (Phó chủ tịch Hội chuyên trách) và nhà báo Đỗ Trung Tiến (kiêm nhiệm).

Phụ nữ xã Suối Trầu giúp nhau làm kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc  

Mô hình Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc của Hội Phụ nữ xã Suối Trầu - huyện Long Thành phát động từ năm 1997. Đến nay mô hình này đang được nhân rộng và mang lại hiệu quả thiết thực đối với nhiều chị em phụ nữ trong xã. Từ phong trào này giúp được khá nhiều chị em phụ nữ ổn định cuộc sống. Hội phụ nữ xã vận động chị em trong xã tham gia vào những tổ phụ nữ tiết kiệm cho vay vốn như tổ vàng, tổ gạch, tổ áo dài, tổ đổi công cho nhau trong những ngày mùa bận rộn… Trong năm qua, Hội Phụ nữ xã đã phát triển 2 tổ Phụ nữ tiết kiệm (PNTK) có 32 chị tham gia. 341 chị phụ nữ làm chủ hộ 25; 26 chị phụ nữ xoá đói giảm nghèo tham gia với số tiền gần 150 triệu đồng đã giúp cho 231 chị vay vốn. Bên cạnh, Hội đã hình thành 10 tổ Phụ nữ tương trợ đã giúp 100 chị mượn vốn với số tiền 108 triệu đồng; 22 tổ vấn đổi công có 85 chị giúp được 2.656 ngày công lao động. Hội phối hợp hội Nông dân xã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề và các lớp tập huấn như: Chăn nuôi heo nái, heo thịt, cách chăm sóc heo, phòng chống sâu bệnh ở cây điều, cách chăn nuôi bò sinh sản… Bên cạnh đó, Hội còn vận động chị em quan tâm, xây dựng gia đình hạnh phúc, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, sức khỏe sinh sản, vận động chị em trong phòng trào trồng 2 cây nuôi 1 con… Đến xã Suối Trau hôm nay, thực tế đã chứng minh cho vai trò của những người phụ nữ hiện đại, tích cực đoàn kết, quyết tâm làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo. Tín hiệu vui mừng là trước đây, có rất nhiều hộ phụ nữ đói nghèo thì nay ho được giúp đỡ để thoát nghèo, trong đó có những chị vươn lên làm giàu một cách bền vững.

Kể từ ngày 01.01.2007, chỉ những người có GCN QSDĐ mới đượcchuyển đổi, chuyển nhượng , cho thuê hay thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng QSDĐ

Theo điều 184 Nghị định 181 hướng dẫn thực hiện Luật đất đai, Kể từ ngày 01.01.2007, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) mới được mua bán, chuyển nhượng , thế chấp QSDĐ. Các giấy tờ về đất như giấy phép mua bán, quyết định giao đất của quận, huyện trước khi có luật đất đai hay các tờ đoạn mãi, tạm gọi là “giấy trắng” không có giá trị trong giao dịch. Cơ quan công chứng cũng không chứng thực cho những giấy tờ loại này. Quy định này đang khiến các ngân hàng lúng túng vì từ trước tới nay, khách hàng chỉ cần “giấy trắng” cũng có thể thế chấp để vay tiền. Một số ngân hàng cho rằng điều này gây khó khăn cho cả phía ngân hàng lẫn khách hàng bởi một bên cần vốn và một bên cần khách, trong khi các cơ quan chức năng tháo gỡ những vướng mắc trên, muốn thế chấp vay được tiền ngân hàng, người dân có giấy trắng không còn cách nào khác là phải xin được GCN chủ quyền đất hoặc nhà mới được công chứng

Nông dân huyện Vĩnh Cửu đã yên tâm về đầu ra của cây mì

Nếu như trước đây, nông dân trồng mì ở huyện Vĩnh Cửu thường phập phồng về đầu ra mỗi khi đến mùa thu hoạch , thì gần đây họ đã khá an tâm khi sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn định, đó là điều kiện để người trồng mì tiếp tục gắn bó với loại cây này. Mỗi năm, toàn huyện Vĩnh Cửu trồng khoảng 3.000 ha, tập trung nhiều nhất ơ các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm và Trị An, nếu chỉ tính bình quân 20 tấn/ha, thì tổng sản lượng lên tới 60.000 tấn mì tươi, trước đây vào vụ thu hoạch, sản phẩm bị ứ đọng do người trồng phụ thuộc vào sự tiêu thụ cũng như giá cả của thương lái đưa ra. Từ vụ mì 2005-2006, hầu hết mì tươi được cơ sở chế biến tinh bột Duy Thanh đặt ở ấp 2 xã Mã Đà thu mua để sơ chế. Hàng ngày cơ sở này mua vào từ 250-300 tấn.Người trồng mì chọn cách bán thẳng tại ruộng  hoặc tại cơ sở với giá 600.000-700.000đ/tấn mì tươi. Với giá này, nông dân thực  lãi trên 6 triệu đồng/ha. Hiện tại cơ sở Duy Thanh có nhu cầu thành lập nhà máy dây chuyền khép kín để xuất khẩu bột ra nước ngoài, tuy nhiên đang gặp khó khăn về vốn. Nếu nhu cầu vốn của đơn vị này được tháo gỡ, người nông dân địa phương sẽ có thêm điều kiện để phát triển cây mì.Kết quả thực hiện nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm năm 2006 của Sở Tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai công tác tuyên truyền phát động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hoi và hưởng ứng đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội. Sở đã có văn bản chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện tổ chức các đợt tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và phòng, chống các tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; yêu cầu các Phòng Tư pháp chỉ đạo các Tổ hòa giải ở cơ sở kịp thời hòa giải các vụ tranh chấp trong nhân dân nhất là các tranh chấp về đất đai nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tại địa phương trong thời gian Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Ngoài ra Sở còn phối hợp các Phòng Tư pháp mở các lớp tập huấn về tuyên tuyền phòng chống tội phạm cho Báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện để bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật cần thiết liên quan đến phòng chống tội phạm để họ trở thành đội ngũ tuyên truyền viên gần gũi nhất trong cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Kết quả trong năm 2006, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Biên hoà, Phòng Tư pháp các huyện tổ chức 150 đợt tuyên truyền  tổng cộng có 27.816 lượt người tham dự ; biên soạn và phát hành hơn 7000 quyển tài liệu hỏi đáp về phòng, chống tội phạm đến các xã, phường, Thị trấn để làm tài liệu tuyên truyền trong nhân dân.  Tổ chức tổng kết cuộc thi phòng, chống tội phạm năm 2005 phát động từ 30/12/2005 đến 15/02/2006 đã nhận được 168.317 bài dự thi, kết quả có 12 đơn vị được chọn trao giải tập thể; về cá nhân trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 04 giải ba và 60 giải khuyến khích. Tổng số tiền thưởng là 14.100.000 đồng.  Ngoài ra còn chỉ đạo Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng, chống tội phạm phường Thanh Bình thành phố Biên Hòa tổ chức 29 buổi sinh hoạt tuyên truyền, học tập các văn bản luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội cho Hội viên và nhân dân. Kết quả có 215 lượt Hội viên và 1.346 lượt nhân dân tham dự. Qua công tác tuyên truyền đã góp phần  nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm trong quần chúng nhân dân và trong học sinh nhằm góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai- 10 năm thực hiện chỉ thị 06/CT- TW của Bộ Chính trị về phòng chống ma tuý

Ngày 30/11/1996 bộ Chính trị ban hành chỉ thị 06/CT-TW về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ  của ngành  đã thực hiện xét xử kịp thời và nghiêm minh đối với các loại tội phạm về ma tuý, để nang cao hiệu quả tuyên truyền, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở nhiều phiên toà lưu động nhằm để giáo dục nhất là đối với các đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh.

Tính từ năm 1997 đến hết tháng 10 năm 2006 toàn ngành đã thụ lý 1.072 vụ với 1.685 bị cáo, đã xét xử 997 vụ với 1.584 bị cáo, trong đó TAND tỉnh Đồng nai đã xét xử 730 vụ với 1.210 bị cáo bao gồm các loại như : mua bán trái phép các chất ma tuý, tổ chức sử dụng trái phep chất ma tuý, sử dụng trái phép chất ma tuý. Điều đáng quan tâm là từ giai đoạn năm 1997-2002  án ma tuý có gia tăng nhanh về số vụ cũng như số bị cáo qua mỗi năm , cụ thể: năm 1997 xét xử 20 vụ/ 35 bị cáo, năm 1998 xét xử 41 vụ/ 61 bị cáo, năm 1999 xét xử 60 vụ/ 136 bị cáo, năm 2001 xét xử 112 vụ/ 163 bị cáo, năm 2002 xét xử 162 vụ/ 232 bị cáo. Từ năm 2003 đến tháng 10/2006 án ma tuý có giảm hơn về số vụ, nhưng vẫn còn ở mức cao như năm 2003:138 vụ/ 194 bị cáo, năm 2004: 132 vụ/ 181 bị cáo, năm 2005: 126 vụ/196 bị cáo, năm 2006:146 vụ/ 243 bị cáo. Qua công tác xét xử cho thấy các loại tội phạm này có nhiều diễn biến phức tạp, do việc tàng trữ, mua bán trái phép các loại ma túy đem lại một nguồn lợi lớn vì vậy bọn tội phạm không chừa bất cứ một thủ đoạn nào để thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo phạm tội thường có biểu hiện nghiện, nhiễmm HIV/AIDS. Đánh giá được mưc độ nguy hiểm của loại tội phạm này đối với xã hội, ngành Toà án đã áp dụng những hình phạt nghiêm khắc nhất đối với loại tội phạm này: trong tổng số 1.210 bị cáo mà TAND tỉnh Đồng Nai xét xử có 1 bị cáo tuyên án tư hình, 2 bị cáo mức án chung thân, 125 bị cáo mức án 10-20 năm, 472 bị cáo có mức án từ 7-10 năm, 590 bị cáo có mức án từ dưới 7 năm và 20 bị cáo được hưởng án treo, không áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với loại tội này, ngoài hình phạt chính còn phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 triệu đồng.

Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai sơ kết 5 năm tuyên truyền luật phòng chống ma tuý

Luật phòng, chống ma tuý được Quốc Hội thông qua ngày 09/12/2000. Ngay sau khi Luật có hiệu lực, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch tổ chức triển khai, quán triệt trong các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sau khi UBND tỉnh triểnkhai tập huấn triển khai ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các Phòng Tư pháp huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà mở hội nghị triển khai Luật phòng, chống ma tuý cho cán bộ chủ chốt ở huyện và xa, phường, thị trấn. Ngoài ra, hàng năm trong kế hoạch hoạt động của ngành, Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà tổ chức tuyên truyền Luật phòng, chống ma tuý và các văn bản có liên quan cho cán bộ và nhân dân các Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và xã, phường, thị trấn. Đặc biệt phôí hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tuyên truyền về sự tác hại cua ma tuý cho các giáo viên và học sinh của các trường trường trung học phổ  thông và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh với 50 trường,  trên 120.000 lượt học sinh, sinh viên tham dự. Phối hợp với Công ty điện lực Đồng nai, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, UBND các huyện và thành phố Biên Hòa, Bưu điện tỉnh, các Phòng giáo dục tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma tuý cho cán bộ, công chức của các ngành và đối tượng là phụ nữ, học sinh trên toàn tỉnh với 200.076 lượt người tham dự. Ngoài ra, Sở đã biên soạn tài liệu hỏi - đáp về Luật phòng, chống ma tuý và phát hành 3.000 quyển tài liệu hỏi- đáp pháp luật về phòng, chống ma tuý theo nội dung tổng hợp tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý để phục vụ cho công tác triển khai Luật phòng, chống ma tuý phát hành đến 171 xã, phường, thị trấn  làm tài liệu tuyen truyền trong nhân dân .

Ban Biên tập-Tổng hợp từ nguồn Đài PTTH Đồng Nai