Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử : khó hay dễ?

Đăng ngày: 13/05/2007
Trong thời gian 02 ngày 28,29/11/2006, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập đoàn giám sát công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trọng điểm và công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đoàn giám sát do ông Nguyễn Văn Dũng-UVTT.HĐND tỉnh làm trưởng đoàn.
Tỉnh Đồng Nai hiện có trên 1.500 di tích phổ thông, 31 di tích được xếp hạng, trong đó có 24 di tích cấp quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh. Trong những năm vừa qua, nhiều di tích đã được bảo tồn, tôn tạo và chống xuống cấp như đền thời Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, Nhà hội Bình Trước, Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Nhà Xanh, địa đạo Phước An…Phần lớn các di tích được bảo tồn, tôn tạo đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả, phát huy được giá trị di sản văn hóa, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, sinh hoạt, học tập, thưởng thức văn hóa của các tầng lớp nhân dân. Các đơn vị quản lý di tích đã năng động, linh hoạt tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, mời các nhân chứng lịch sử nói chuyện truyền thống đấu tranh của nhân dân địa phương, tổ chức các  hoạt động nghiên cứu, các hội thảo về ý  nghĩa lịch sử của di tích nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn của di tích.

Việc phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh đối với các di tích danh thắng được phân cấp cho nhiều đơn vị như Ban quản lý di tích danh thắng, ngành Lao động Thương binh&xã hội, Công ty du lịch, Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Ban Trị sự, Ban Quý tế các đình chùa và UBND các địa phương trong tỉnh... Vốn đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích cũng có nhiều nguồn: vốn do Trung ương cấp từ chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách địa phương, vốn huy động từ nguồn xã hội hóa… Trong hai năm 2005-2006, nguồn vốn xã hội hóa các hoạt động bảo tồn-tôn tạo di tích đạt một số kết quả: đền thờ Nguyễn Tri Phương trên 200 triệu đồng, chùa Đại Giác trên 100 triệu đồng, đền thờ Đoàn Văn Cự gần 100 triệu đồng, đình Phú Mỹ 38 triệu đồng, và chùa Ông 1,8 tỷ đồng.

Hiện nay đã có nhiều công trình di tích lịch sử được xây dựng trên các địa danh, đưa vào hoạt động đã phát huy được giá trị truyền thống của từng công trình, thể hiện được sự quan tâm của tỉnh đối với công tác này. Cho đến nay, công tác chuẩn bị cho việc sưu tầm hiện vật trưng bày, bố trí sơ đồ trưng bày hiện vật chưa được chú trọng, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thuyết minh, hướng dẫn du khách còn sơ sài, chưa được quan tâm đúng mức. Về mặt mỹ quan, các công trình văn hóa nói chung còn đơn điệu, thể hiện là một khối kết cấu bê tông hóa, chưa thực sự là một quần thể hài hòa với thiên nhiên vì còn ít cây xanh, các công trình tái tạo lại di tích còn chưa được tinh xảo ( ví dụ các bàn ghế bằng bê tông giả gỗ, giả đá… ). Một số công trình xây dựng chưa đam bảo chất lượng để bị xuống cấp nhanh chóng.

Thực tế, công tác trùng tu, tôn tạo và sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống phải có sự tham gia của các chuyên gia về trùng tu, tôn tạo có trình độ kỹ thuật cao, óc thẩm mỹ và vốn kiến thức sâu rộng về lĩnh vực văn hóa để có thể phục chế được những công trình văn hóa thể hiện được mức độ tinh xảo và hàm chứa giá trị văn hóa phi vật thể, chính vì thế công việc này đòi hoi tốn kém tiền rất nhiều của và thời gian, công sức. Vì thế, việc huy động xã hội hóa trong lĩnh vực này là một giải pháp đúng đắn để huy động các nguồn lực trong xã hội, kể cả nguồn lực từ những người Việt Nam sống ở nước ngoài có tâm huyết với quê hương và có trình độ trong lĩnh vực văn hóa.

Xét về bản chất, văn hóa vật thể và phi vật thể hòa quyện với nhau không thể tách rời, yếu tố phi vật thể làm nên linh hồn của các công trình văn hóa, các di tích lịch sử. Tiếc rằng cho đến nay, công tác điều tra, sưu tập các giá trị văn hóa phi vật thể chưa được thực hiện đồng bộ và quy mô trên địa bàn toàn tỉnh nên ngành văn hóa thông tin chưa có được bức tranh toàn cảnh trên địa bàn. Các giá trị văn hóa phi vật thể hiện nay có nguy cơ bị mai một nhanh chóng bởi quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cùng với xu thế hội nhập quốc tế. Một số công trình văn hóa đã được bàn giao, đưa vào hoạt động mà chưa có thuyết minh, dẫn đến việc khu di tích mặc dù được đầu tư nhiều tiền của nhưng chưa thực sự để lại ấn tượng trong lòng khách tham quan, chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục truyền thong văn hóa, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân.

Thường trực HĐND tỉnh đã kiến nghị Sở Văn hóa thông tin tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể ngành văn hóa thông tin phải chủ động tham gia, có ý kiến trong quá trình thiết kế, giám sát thi công các công trình thuộc lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư mới, phải có sự chấp thuận của ngành văn hóa thông tin về việc giới thiệu địa điểm và quy hoạch của dự án để tránh tình trạng thực hiện dự án trong khu vực có liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa, tránh tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài có các thiết kế không phù hơp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam; ngành văn hóa là đầu mối quản lý tất cả các công trình văn hóa, các di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo khai thác có hiệu quả, đúng định hướng, công tác trùng tu tôn tạo, xây mới đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của ngành. Trên cơ sở đó chịu trách nhiệm chính đối với quá trình trùng tu, tôn tạo, xây mới bao gồm cả phần kết cấu và nội dung tinh thần của công trình; Sở Văn hóa thông tin quan tâm đào tạo đội ngũ thuyết minh có trình độ, có chất giọng tốt, đủ tiêu chuẩn ngoại hình và sức khỏe để phục vụ cho hoạt động của các công trình; đồng thời thực hiện tổng điều tra hiện trạng các công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh và đề xuất định hướng phát triển cho giai đoạn đến năm 2020.

Kim Chung